Điều 9 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 9. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai đối với phương tiện thủy
1. Đối với thuyền trưởng, người lái phương tiện
a) Khi hành trình trên các tuyến đường thủy nội địa, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải tuyệt đối tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai, thực hiện nghiêm chế độ thông tin liên lạc; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, đưa phương tiện vào vị trí neo đậu an toàn hoặc khu neo đậu tránh thiên tai. Trường hợp không đủ thời gian đưa phương tiện ra khỏi vùng ảnh hưởng của thiên tai phải có phương án hợp lý Điều động tránh thiên tai và phát tin cảnh báo, thông báo đến các cơ quan, đơn vị, phương tiện gần nhất một cách nhanh nhất để được trợ giúp, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu đến người, phương tiện, hàng hóa;
b) Khi neo đậu làm nhiệm vụ trong cảng, bến
Tuân thủ nghiêm lệnh sơ tán phương tiện của Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực, đơn vị quản lý, khai thác cảng, bến đến khu vực neo đậu hoặc biện pháp neo đậu, yêu cầu tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền;
Phải bố trí lực lượng trực trên phương tiện theo quy định và chuẩn bị phương án phòng, chống thiên tai; lực lượng, thiết bị trên phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng cơ động;
Có phương án neo đậu phù hợp với địa hình, địa chất đáy của sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh; tuân thủ nghiêm quy định neo, buộc dưới tác động của hướng gió, dòng chảy, mật độ phương tiện tại khu vực neo đảm bảo an toàn.
c) Phương tiện chở hàng phải tuân thủ nghiêm quy định về chất xếp và bảo quản hàng hóa đối với từng chủng loại hàng chở xô, bao, thùng, kiện và hàng bảo quản. Kiểm tra tình trạng chằng, buộc, che chắn theo từng loại hàng và các thiết bị trên phương tiện, có biện pháp chuẩn bị, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra;
d) Đối với phương tiện chở khách
Chấp hành nghiêm chỉ đạo, lệnh Điều động, sơ tán hành khách lên bờ, không tiếp nhận hành khách, di chuyển phương tiện đến vị trí neo đậu an toàn trước khi thiên tai xảy ra theo hướng dẫn của cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, đơn vị quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa.
đ) Đối với phương tiện phà chở khách ngang sông
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa. Bố trí lực lượng, chuẩn bị phương án ứng phó thiên tai khi được Điều động;
Kiểm tra hệ thống neo, buộc phương tiện trước khi thiên tai xảy ra và chủ động phòng, tránh khi nhận được thông tin cảnh báo, thông báo về thiên tai, đặc biệt khu vực ảnh hưởng trực tiếp do lũ, dòng chảy xiết.
2. Các chủ phương tiện phải chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu dự phòng để hoạt động, phối hợp ứng phó trong mùa lũ, bão.
Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 12/2018/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 495 đến số 496
- Ngày hiệu lực: 15/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
- Điều 5. Cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa
- Điều 6. Nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực đường thủy nội địa
- Điều 7. Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Điều 8. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các tổ chức, cá nhân đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đang khai thác
- Điều 9. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai đối với phương tiện thủy
- Điều 10. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa
- Điều 11. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa khu vực
- Điều 14. Nhiệm vụ ứng phó thiên tai
- Điều 15. Trực ban phòng, chống thiên tai.
- Điều 16. Xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra
- Điều 17. Nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và doanh nghiệp trong khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 18. Nội dung bảo đảm giao thông trong khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 20. Thẩm quyền tổ chức thực hiện và phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1
- Điều 21. Báo cáo kế hoạch và tổng kết công tác phòng, chống thiên tai
- Điều 22. Phương thức báo cáo công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra