Điều 3 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Công trình phòng, chống thiên tai đường thủy nội địa là kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xây dựng kiên cố hoặc tạm thời để hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của thiên tai trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa hoặc phục vụ việc dự báo, cảnh báo, chỉ huy, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai đường thủy nội địa.
2. Phòng ngừa thiên tai đường thủy nội địa là các hoạt động được tiến hành trước khi thiên tai xảy ra để cảnh báo, thông báo, chuẩn bị các Điều kiện cần thiết về nhân lực, phương tiện, thiết bị, hậu cần, biện pháp sơ tán nhằm bảo vệ con người, kết cấu hạ tầng, tài sản.
3. Ứng phó thiên tai đường thủy nội địa là các biện pháp cần thiết, kịp thời, thích hợp để cứu người, phương tiện, tài sản, vật chất, bảo vệ môi trường trong khu vực xảy ra thiên tai nhằm giảm tới mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra.
4. Khắc phục hậu quả thiên tai đường thủy nội địa là thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm phục hồi hoặc tái tạo lại tổn thất do thiên tai gây ra trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 12/2018/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 495 đến số 496
- Ngày hiệu lực: 15/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
- Điều 5. Cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa
- Điều 6. Nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực đường thủy nội địa
- Điều 7. Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Điều 8. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các tổ chức, cá nhân đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đang khai thác
- Điều 9. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai đối với phương tiện thủy
- Điều 10. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa
- Điều 11. Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa khu vực
- Điều 14. Nhiệm vụ ứng phó thiên tai
- Điều 15. Trực ban phòng, chống thiên tai.
- Điều 16. Xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra
- Điều 17. Nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và doanh nghiệp trong khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 18. Nội dung bảo đảm giao thông trong khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 20. Thẩm quyền tổ chức thực hiện và phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1
- Điều 21. Báo cáo kế hoạch và tổng kết công tác phòng, chống thiên tai
- Điều 22. Phương thức báo cáo công tác ứng phó, thiệt hại khi thiên tai xảy ra