Điều 10 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu do Bộ Công thương ban hành
Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
1. Công đoạn gia công, chế biến sau đây khi thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ dù hàng hóa đáp ứng quy định tại
a) Công đoạn bảo quản để giữ sản phẩm trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
b) Tháo dỡ và lắp ghép kiện hàng.
c) Rửa, làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, ôxit, dầu mỡ, sơn hoặc che phủ bên ngoài khác.
d) Là ủi hoặc là hơi vải và sản phẩm dệt may.
đ) Công đoạn sơn và đánh bóng đơn giản.
e) Xay để bỏ trấu và xay xát một phần hoặc hoàn toàn thóc, gạo; đánh bóng và hồ ngũ cốc, gạo.
g) Công đoạn tạo màu hoặc tạo hương cho đường hoặc tạo khuôn cho đường cục; nghiền nhỏ một phần hay hoàn toàn đường tinh thể.
h) Công đoạn bóc vỏ, trích hạt và tách vỏ quả, hạt và rau củ.
i) Mài sắc, mài đơn giản hoặc cắt đơn giản.
k) Công đoạn rây, sàng lọc, sắp xếp, phân loại, xếp loại hoặc kết hợp (bao gồm công đoạn tạo nên bộ sản phẩm).
l) Công đoạn đơn giản bao gồm: cho vào chai, lon, bình, túi, hòm, hộp, gắn trên thẻ hoặc bảng thông tin và công đoạn đóng gói đơn giản khác.
m) Dán hoặc in nhãn, mác, logo và những dấu hiệu tương tự khác trên sản phẩm hoặc trên bao bì của sản phẩm.
n) Công đoạn pha trộn đơn giản các sản phẩm, cùng loại hoặc khác loại, trộn đường với bất kỳ nguyên liệu khác.
o) Công đoạn đơn giản bao gồm: thêm nước, pha loãng, rút nước hoặc làm biến tính sản phẩm.
p) Công đoạn lắp ghép đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn thiện hoặc tháo rời sản phẩm thành các bộ phận.
q) Kết hợp hai hoặc nhiều công đoạn nêu từ điểm a đến điểm p khoản này.
r) Giết mổ động vật.
2. Các công đoạn nêu tại khoản 1 Điều này được coi là đơn giản khi không dùng kỹ năng đặc biệt hoặc máy móc, thiết bị hay công cụ được sản xuất hoặc lắp đặt chuyên dụng.
3. Tất cả các công đoạn thực hiện tại Việt Nam hoặc Liên minh châu Âu cùng được xem xét khi xác định công đoạn gia công, chế biến hàng hóa có là công đoạn gia công, chế biến đơn giản nêu tại khoản 1 Điều này.
Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 11/2020/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 663 đến số 664
- Ngày hiệu lực: 01/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Điều 8. Hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ
- Điều 9. Cộng gộp
- Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 11. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa
- Điều 12. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
- Điều 13. Bộ hàng hóa
- Điều 14. Yếu tố trung gian
- Điều 15. Phân tách kế toán
- Điều 16. Nguyên tắc lãnh thổ
- Điều 17. Hàng hóa không thay đổi xuất xứ
- Điều 18. Hàng triển lãm, hội chợ
- Điều 19. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 20. Quy định về khai báo C/O mẫu EUR.1
- Điều 21. Quy định về việc cấp C/O mẫu EUR.1
- Điều 22. C/O cấp sau
- Điều 23. C/O cấp lại
- Điều 24. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu
- Điều 25. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam
- Điều 26. Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 27. Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 28. Nhập khẩu từng phần
- Điều 29. Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 30. Chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa
- Điều 31. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 32. Khác biệt nhỏ và lỗi hình thức
- Điều 33. Chuyển đổi đơn vị tiền tệ
- Điều 34. Xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa