Chương 1 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu do Bộ Công thương ban hành
Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
2. Thương nhân.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chương”, “Nhóm” và “Phân nhóm” là các Chương (2 số), Nhóm (4 số) và Phân nhóm (6 số) sử dụng trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (sau đây gọi là “Hệ thống Hài hòa” hay “HS”).
2. “Được phân loại” là sự phân loại hàng hóa hoặc nguyên liệu theo Chương, Nhóm hay Phân nhóm cụ thể của Hệ thống Hài hòa.
3. “Lô hàng” là các sản phẩm được gửi cùng nhau từ nhà xuất khẩu đến người nhận hàng hoặc được thể hiện trên cùng một chứng từ vận tải thể hiện việc vận chuyển từ nhà xuất khẩu đến người nhận hàng hay trên cùng một hóa đơn trong trường hợp không có chứng từ vận tải.
4. “Trị giá hải quan” là trị giá được xác định theo Hiệp định Trị giá hải quan.
5. “Nhà xuất khẩu” là cá nhân, tổ chức có trụ sở đặt tại Nước thành viên xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sang Nước thành viên khác, có khả năng chứng minh được xuất xứ của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể là nhà sản xuất hoặc người thực hiện thủ tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu không nhất thiết là người bán hàng mà phát hành hóa đơn cho lô hàng (hóa đơn bên thứ ba). Người bán hàng được phép đặt trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA.
6. “Giá xuất xưởng” là:
a) Giá hàng hóa được trả cho nhà sản xuất đã tham gia vào quá trình sản xuất hoặc gia công cuối cùng, với điều kiện giá đó bao gồm trị giá của các nguyên liệu được sử dụng và các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất, trừ các loại thuế nội địa sẽ hoặc có thể được hoàn lại khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.
b) Trường hợp giá xuất xưởng không phản ánh đầy đủ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất thực tế tại Việt Nam hoặc Liên minh châu Âu, giá xuất xưởng là tổng chi phí trừ đi các loại thuế nội địa sẽ hoặc có thể được hoàn lại khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.
c) Trường hợp công đoạn gia công hoặc sản xuất cuối cùng được thương nhân ký hợp đồng phụ thuê một nhà sản xuất khác gia công, sản xuất, thuật ngữ “nhà sản xuất” tại khoản này được hiểu là thương nhân đi thuê gia công, sản xuất.
7. “Nguyên liệu” bao gồm bất kỳ thành phần, nguyên liệu thô, linh kiện, phụ tùng hoặc các loại khác được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.
8. “Sản phẩm” là thành phẩm được sản xuất, bao gồm cả thành phẩm được sản xuất với mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất khác sau này.
9. “Hàng hóa” bao gồm nguyên liệu và sản phẩm.
10. “Sản xuất” là hoạt động để tạo ra sản phẩm, bao gồm gia công, sản xuất, chế tạo, chế biến hoặc lắp ráp.
11. “Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau” là nguyên liệu cùng loại, có chất lượng thương mại như nhau, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật và khi được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể phân biệt nguyên liệu này với nguyên liệu khác.
12. “Hàng hóa không có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu không có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Thông tư này.
13. “Hàng hóa có xuất xứ” hoặc “nguyên liệu có xuất xứ” là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Thông tư này.
14. “Lãnh thổ” bao gồm lãnh hải.
15. “Trị giá nguyên liệu” là trị giá hải quan tại thời điểm nhập khẩu nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng hoặc là giá mua của nguyên liệu tại Việt Nam hoặc tại Liên minh châu Âu trong trường hợp không thể xác định được tại thời điểm nhập khẩu.
Điều 4. Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:
a) Phụ lục I: Chú giải cho Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II.
c) Phụ lục III: Nguyên liệu thủy sản áp dụng cộng gộp.
d) Phụ lục IV: Sản phẩm thủy sản áp dụng cộng gộp.
đ) Phụ lục V: Sản phẩm dệt may áp dụng cộng gộp.
e) Phụ lục VI: Mẫu C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam.
g) Phụ lục VII: Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu.
h) Phụ lục VIII: Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam.
2. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu và cập nhật các mẫu con dấu này theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này.
Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 11/2020/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 663 đến số 664
- Ngày hiệu lực: 01/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Điều 8. Hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ
- Điều 9. Cộng gộp
- Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 11. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa
- Điều 12. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
- Điều 13. Bộ hàng hóa
- Điều 14. Yếu tố trung gian
- Điều 15. Phân tách kế toán
- Điều 16. Nguyên tắc lãnh thổ
- Điều 17. Hàng hóa không thay đổi xuất xứ
- Điều 18. Hàng triển lãm, hội chợ
- Điều 19. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 20. Quy định về khai báo C/O mẫu EUR.1
- Điều 21. Quy định về việc cấp C/O mẫu EUR.1
- Điều 22. C/O cấp sau
- Điều 23. C/O cấp lại
- Điều 24. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu
- Điều 25. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam
- Điều 26. Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 27. Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 28. Nhập khẩu từng phần
- Điều 29. Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 30. Chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa
- Điều 31. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 32. Khác biệt nhỏ và lỗi hình thức
- Điều 33. Chuyển đổi đơn vị tiền tệ
- Điều 34. Xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa