Điều 10 Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 10. Đăng ký kinh doanh chứng khoán phái sinh
a) Là tổ chức kinh doanh chứng khoán đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 42/2015/NĐ-CP;
b) Trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định và không có lỗ trong hai (02) năm gần nhất; tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong mười hai (12) tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh;
c) Báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Ý kiến của kiểm toán tại các báo cáo tài chính này phải là chấp nhận toàn bộ, không có ngoại trừ hoặc lưu ý.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Biên bản họp, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu về việc thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh;
c) Các tài liệu hợp lệ chứng minh tổ chức kinh doanh chứng khoán đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Danh sách kèm theo hồ sơ cá nhân Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và các nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng phái sinh theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
đ) Các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro áp dụng cho hoạt động chứng khoán phái sinh dự kiến thực hiện;
e) Bản thuyết trình về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin với các hệ thống phù hợp (hệ thống giao dịch; hệ thống bù trừ, thanh toán) cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phái sinh.
3. Hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp thông tin điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung tại Điều lệ công ty các quy định liên quan tới hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh và nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên gần nhất hoặc chủ sở hữu thông qua.
Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 11/2016/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/01/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 203 đến số 204
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Hợp đồng tương lai chỉ số
- Điều 4. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
- Điều 5. Niêm yết, tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 6. Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 7. Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư
- Điều 8. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư
- Điều 9. Hoạt động thanh toán của nhà đầu tư
- Điều 10. Đăng ký kinh doanh chứng khoán phái sinh
- Điều 11. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
- Điều 12. Đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 13. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch
- Điều 15. Nhận, thực hiện lệnh và xác nhận kết quả giao dịch
- Điều 16. Thành viên tạo lập thị trường
- Điều 17. Quản lý hoạt động tạo lập thị trường
- Điều 18. Thành viên bù trừ
- Điều 19. Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 20. Tài khoản ký quỹ thành viên bù trừ
- Điều 21. Ký quỹ của thành viên bù trừ
- Điều 22. Tài sản ký quỹ
- Điều 23. Quỹ bù trừ
- Điều 24. Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán