Chương 3 Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH, THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Điều 6. Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định. Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường mở tại công ty chứng khoán đồng thời là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư được sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán nêu trên để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định.
2. Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư thực hiện như sau:
a) Lệnh giao dịch của các nhà đầu tư được khớp với nhau trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Sau khi lệnh được khớp, nhà đầu tư được coi là đã tham gia hợp đồng chứng khoán phái sinh, có đầy đủ quyền và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó;
b) Trước khi đặt lệnh giao dịch, trong thời gian nắm giữ vị thế và khi thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải bảo đảm mức ký quỹ duy trì theo yêu cầu của thành viên bù trừ, phù hợp với quy định tại Thông tư này;
Điều 7. Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh với thành viên giao dịch. Nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật chứng khoán về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán trước khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh.
2. Nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh theo nguyên tắc tại mỗi thành viên giao dịch chỉ được mở một (01) tài khoản giao dịch, ứng với mỗi tài khoản giao dịch, nhà đầu tư được mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định theo quy định tại
3. Công ty chứng khoán có giấy chứng nhận đủ điều kiện tự doanh chứng khoán phái sinh nhưng không phải là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh được mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch, tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định để đầu tư chứng khoán phái sinh theo quy định tại Thông tư này. Công ty chứng khoán thành lập ở nước ngoài được mở một (01) tài khoản để thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh và một (01) tài khoản để thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Điều 8. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư
2. Tài khoản tiền gửi ký quỹ và tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau:
a) Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho nhà đầu tư;
b) Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày từ vị thế của nhà đầu tư; thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận thanh toán lãi tiền gửi ngân hàng với mức lãi suất theo thỏa thuận giữa thành viên bù trừ và ngân hàng;
c) Nhận hoặc chuyển giao tài sản cơ sở khi thực hiện hợp đồng (trong trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế của nhà đầu tư.
3. Khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ với thành viên bù trừ như sau:
a) Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp đầy đủ ký quỹ ban đầu cho toàn bộ vị thế dự kiến mở cho thành viên bù trừ trước khi thực hiện giao dịch, ngoại trừ các giao dịch đối ứng;
b) Nhà đầu tư phải duy trì ký quỹ cho vị thế của mình và phải bổ sung ký quỹ khi giá trị tài sản ký quỹ xuống dưới giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì bằng tiền theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Tùy vào điều kiện thị trường, thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ ngay trong phiên giao dịch (intra-day margin);
c) Nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt quá giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu do thành viên bù trừ quy định;
d) Khi ký quỹ ban đầu hoặc bổ sung ký quỹ, thành viên bù trừ được yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ hoàn toàn bằng tiền hoặc cho phép nhà đầu tư sử dụng một phần tài sản ký quỹ là chứng khoán theo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền do thành viên bù trừ quy định nhưng không thấp hơn tỷ lệ ký quỹ bằng tiền theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.
4. Chứng khoán được thành viên bù trừ lựa chọn cho phép nhà đầu tư nộp làm tài sản ký quỹ phải bảo đảm;
a) Là chứng khoán có trong danh sách chứng khoán được chấp nhận ký quỹ do Trung tâm lưu ký chứng khoán công bố theo quy định tại
b) Không phải là tài sản bảo đảm trong các giao dịch theo quy định pháp luật dân sự về giao dịch tài sản bảo đảm, kể cả cổ phiếu được mua trong giao dịch vay mua ký quỹ; không phải là tài sản đang bị phong tỏa bởi tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật liên quan hoặc không phải là tài sản đang được cho vay theo quy định pháp luật;
c) Đáp ứng các tiêu chí khác của thành viên bù trừ.
Điều 9. Hoạt động thanh toán của nhà đầu tư
1. Hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm thanh toán lãi lỗ vị thế và thanh toán khi thực hiện hợp đồng, cụ thể như sau:
- Đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức bằng tiền: nhà đầu tư tiếp nhận khoản lãi hoặc thanh toán khoản lỗ, được xác định trên cơ sở số lượng hợp đồng thực hiện và chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước;
- Đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở: nhà đầu tư bên bán phải chuyển giao tài sản cơ sở và nhà đầu tư bên mua phải thực hiện thanh toán tiền theo các điều khoản tại hợp đồng.
2. Việc thanh toán được thực hiện trên tài khoản tiền gửi ký quỹ, tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư. Hoạt động thanh toán được Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên bù trừ phối hợp thực hiện theo quy định tại
Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 11/2016/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/01/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 203 đến số 204
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Hợp đồng tương lai chỉ số
- Điều 4. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
- Điều 5. Niêm yết, tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 6. Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 7. Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư
- Điều 8. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư
- Điều 9. Hoạt động thanh toán của nhà đầu tư
- Điều 10. Đăng ký kinh doanh chứng khoán phái sinh
- Điều 11. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
- Điều 12. Đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 13. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch
- Điều 15. Nhận, thực hiện lệnh và xác nhận kết quả giao dịch
- Điều 16. Thành viên tạo lập thị trường
- Điều 17. Quản lý hoạt động tạo lập thị trường
- Điều 18. Thành viên bù trừ
- Điều 19. Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
- Điều 20. Tài khoản ký quỹ thành viên bù trừ
- Điều 21. Ký quỹ của thành viên bù trừ
- Điều 22. Tài sản ký quỹ
- Điều 23. Quỹ bù trừ
- Điều 24. Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán