Điều 26 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
Điều 26. Gia hạn thời hạn thanh tra
1. Việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các cuộc thanh tra phức tạp, đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, địa bàn;
b) Cần lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc thực hiện việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan đến cuộc thanh tra;
c) Cần phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi thanh tra;
d) Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
đ) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra;
e) Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra.
2. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, việc gia hạn thời hạn thanh tra không được quá thời hạn tối đa được quy định tại Điều 45 của Luật Thanh tra, Điều 16 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi Người ra quyết định thanh tra đề nghị gia hạn kèm theo dự thảo Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 30 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi cho Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 06/2021/TT-TTCP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/10/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đoàn Hồng Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 921 đến số 922
- Ngày hiệu lực: 15/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước
- Điều 5. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra
- Điều 6. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
- Điều 7. Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra
- Điều 8. Thành phần Đoàn thanh tra
- Điều 9. Đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 10. Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra
- Điều 11. Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 12. Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
- Điều 13. Trình tự, thủ tục thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 14. Thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị thanh tra
- Điều 15. Ban hành Quyết định thanh tra
- Điều 16. Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 17. Xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Điều 18. Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra
- Điều 19. Công bố Quyết định thanh tra
- Điều 20. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra
- Điều 21. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
- Điều 22. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
- Điều 23. Mẫu văn bản thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra
- Điều 24. Xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 26. Gia hạn thời hạn thanh tra
- Điều 27. Chế độ báo cáo, sổ nhật ký Đoàn thanh tra
- Điều 28. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra
- Điều 29. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 30. Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra
- Điều 31. Tổ chức việc giám sát
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát
- Điều 33. Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong hoạt động giám sát
- Điều 34. Báo cáo kết quả giám sát
- Điều 35. Xử lý kết quả giám sát
- Điều 36. Giám sát của Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 37. Hồ sơ giám sát
- Điều 38. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 39. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
- Điều 40. Xem xét Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
- Điều 41. Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra
- Điều 42. Thẩm định và tham khảo ý kiến
- Điều 43. Tài liệu phục vụ việc thẩm định
- Điều 44. Tiến hành thẩm định
- Điều 45. Xử lý kết quả thẩm định