Điều 19 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
Điều 19. Công bố Quyết định thanh tra
1. Quyết định thanh tra phải được công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 52 của Luật Thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố Quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết thì Người ra quyết định thanh tra chủ trì việc công bố hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra thực hiện việc công bố Quyết định thanh tra.
2. Thành phần tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra bao gồm:
a) Đối với quyết định thanh tra hành chính: Đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra, người thực hiện giám sát, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra;
b) Đối với Quyết định thanh tra chuyên ngành: Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan do Người ra quyết định thanh tra quyết định trên cơ sở báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra.
Trong trường hợp đối tượng thanh tra cố tình vắng mặt thì Trưởng đoàn thanh tra lập biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và tiếp tục thực hiện cuộc thanh tra theo kế hoạch.
Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì việc công bố Quyết định thanh tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản vi phạm của đối tượng thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố Quyết định thanh tra. Nội dung buổi công bố bao gồm: Trưởng đoàn thanh tra công bố Quyết định thanh tra, người thực hiện giám sát công bố Quyết định giám sát (nếu có), Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra theo đề cương Đoàn thanh tra đã yêu cầu, các thành viên khác tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra có thể phát biểu ý kiến liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Biên bản công bố Quyết định thanh tra thực hiện theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 06/2021/TT-TTCP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/10/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đoàn Hồng Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 921 đến số 922
- Ngày hiệu lực: 15/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước
- Điều 5. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra
- Điều 6. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
- Điều 7. Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra
- Điều 8. Thành phần Đoàn thanh tra
- Điều 9. Đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 10. Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra
- Điều 11. Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 12. Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
- Điều 13. Trình tự, thủ tục thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 14. Thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị thanh tra
- Điều 15. Ban hành Quyết định thanh tra
- Điều 16. Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 17. Xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Điều 18. Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra
- Điều 19. Công bố Quyết định thanh tra
- Điều 20. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra
- Điều 21. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
- Điều 22. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
- Điều 23. Mẫu văn bản thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra
- Điều 24. Xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 26. Gia hạn thời hạn thanh tra
- Điều 27. Chế độ báo cáo, sổ nhật ký Đoàn thanh tra
- Điều 28. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra
- Điều 29. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 30. Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra
- Điều 31. Tổ chức việc giám sát
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát
- Điều 33. Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong hoạt động giám sát
- Điều 34. Báo cáo kết quả giám sát
- Điều 35. Xử lý kết quả giám sát
- Điều 36. Giám sát của Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 37. Hồ sơ giám sát
- Điều 38. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 39. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
- Điều 40. Xem xét Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
- Điều 41. Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra
- Điều 42. Thẩm định và tham khảo ý kiến
- Điều 43. Tài liệu phục vụ việc thẩm định
- Điều 44. Tiến hành thẩm định
- Điều 45. Xử lý kết quả thẩm định