Mục 2 Chương 6 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
Mục 2. THẨM ĐỊNH DỰ THẢO KẾT LUẬN THANH TRA
Điều 42. Thẩm định và tham khảo ý kiến
1. Khi nhận được dự thảo Kết luận thanh tra, Người ra quyết định thanh tra tổ chức việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra để bảo đảm việc ban hành Kết luận thanh tra chính xác, khách quan. Việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra do thanh tra huyện, thanh tra sở tiến hành được thực hiện khi cần thiết.
Trong cơ quan thanh tra có bộ phận thẩm định chuyên trách thì bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định toàn bộ nội dung dự thảo Kết luận thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra có thể giao cho một hoặc một số công chức trong đó có người thực hiện giám sát thực hiện việc thẩm định một hoặc một số nội dung của dự thảo Kết luận thanh tra, trong đó xác định rõ nội dung và thời hạn thẩm định.
2. Người thực hiện thẩm định phải có chuyên môn nghiệp vụ về nội dung cần thẩm định và không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
3. Người thực hiện thẩm định có trách nhiệm tiến hành thẩm định, xây dựng Báo cáo kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Người ra quyết định thanh tra về Báo cáo kết quả thẩm định.
4. Trong trường hợp cần thiết, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo việc tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức khác về một hoặc một số nội dung trong dự thảo Kết luận thanh tra.
Điều 43. Tài liệu phục vụ việc thẩm định
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Người ra quyết định thanh tra quyết định thực hiện việc thẩm định, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao tài liệu phục vụ việc thẩm định. Tài liệu phục vụ việc thẩm định bao gồm:
a) Quyết định thanh tra;
b) Kế hoạch tiến hành thanh tra;
c) Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra;
d) Báo cáo kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra;
đ) Báo cáo, văn bản giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có);
e) Dự thảo Kết luận thanh tra;
g) Các biên bản làm việc và thông tin, tài liệu khác có liên quan.
2. Việc bàn giao tài liệu phục vụ việc thẩm định phải được lập thành biên bản, kèm theo danh mục tài liệu thẩm định. Việc quản lý, sử dụng tài liệu phục vụ việc thẩm định được thực hiện như tài liệu của Hồ sơ thanh tra.
1. Sau khi tiếp nhận tài liệu phục vụ việc thẩm định, người thực hiện thẩm định nghiên cứu, xem xét để đưa ra ý kiến đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; căn cứ pháp luật, thực tiễn, tính khả thi của những kiến nghị; mức độ phù hợp giữa các nội dung về kết quả thanh tra và kết luận, kiến nghị trong dự thảo Kết luận thanh tra và những nội dung khác thấy cần thiết trong dự thảo Kết luận thanh tra.
2. Trong trường hợp cần thiết, người thực hiện thẩm định làm việc trực tiếp với Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra để làm rõ thêm về nội dung của dự thao Kết luận thanh tra.
3. Kết thúc việc thẩm định, người thực hiện thẩm định phải có Báo cáo kết quả thẩm định. Trong trường hợp việc thẩm định được giao cho nhiều người thì mỗi người thực hiện thẩm định phải có Báo cáo kết quả thẩm định về nội dung được giao. Báo cáo kết quả thẩm định thực hiện theo Mẫu số 39 ban hành kèm theo Thông tư này.
Báo cáo kết quả thẩm định được gửi cho Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra để hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra.
Điều 45. Xử lý kết quả thẩm định
1. Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm định, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và gửi cho Người ra quyết định thanh tra, người thực hiện thẩm định; trường hợp cần làm lõ ý kiến thẩm định thì báo cáo với Người ra quyết định thanh tra để làm việc trực tiếp với người thực hiện thẩm định.
3. Trong trường hợp giữa người thực hiện thẩm định và Trưởng đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau thì Người ra quyết định thanh tra yêu cầu người thực hiện thẩm định và Trưởng đoàn thanh tra giải trình, làm rõ để xem xét, quyết định.
Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 06/2021/TT-TTCP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/10/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đoàn Hồng Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 921 đến số 922
- Ngày hiệu lực: 15/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước
- Điều 5. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra
- Điều 6. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
- Điều 7. Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra
- Điều 8. Thành phần Đoàn thanh tra
- Điều 9. Đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 10. Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra
- Điều 11. Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 12. Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
- Điều 13. Trình tự, thủ tục thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 14. Thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị thanh tra
- Điều 15. Ban hành Quyết định thanh tra
- Điều 16. Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 17. Xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Điều 18. Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra
- Điều 19. Công bố Quyết định thanh tra
- Điều 20. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra
- Điều 21. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
- Điều 22. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
- Điều 23. Mẫu văn bản thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra
- Điều 24. Xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra
- Điều 26. Gia hạn thời hạn thanh tra
- Điều 27. Chế độ báo cáo, sổ nhật ký Đoàn thanh tra
- Điều 28. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra
- Điều 29. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra
- Điều 30. Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra
- Điều 31. Tổ chức việc giám sát
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát
- Điều 33. Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong hoạt động giám sát
- Điều 34. Báo cáo kết quả giám sát
- Điều 35. Xử lý kết quả giám sát
- Điều 36. Giám sát của Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 37. Hồ sơ giám sát
- Điều 38. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 39. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
- Điều 40. Xem xét Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
- Điều 41. Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra
- Điều 42. Thẩm định và tham khảo ý kiến
- Điều 43. Tài liệu phục vụ việc thẩm định
- Điều 44. Tiến hành thẩm định
- Điều 45. Xử lý kết quả thẩm định