Điều 22 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều 22. Kế hoạch kiểm toán nội bộ
Kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm kế hoạch kiểm toán hằng năm và kế hoạch kiểm toán chi tiết:
1. Kế hoạch kiểm toán hằng năm: Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch điều hành chính sách hằng năm, kết quả đánh giá rủi ro và nguồn nhân lực hiện có, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm trình Thống đốc phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và thông báo kế hoạch kiểm toán tới các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm bao gồm nội dung, phạm vi, đối tượng kiểm toán và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Theo định hướng rủi ro: Những hoạt động, nghiệp vụ và các đơn vị điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được ưu tiên tập trung nguồn lực kiểm toán với chu kỳ, tần suất cao hơn.
b) Đảm bảo tính toàn diện: Tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị đều được kiểm toán.
c) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện được các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu của Thống đốc hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đơn vị.
d) Được điều chỉnh kế hoạch khi có thay đổi cơ bản về nội dung, phạm vi kiểm toán, diễn biến rủi ro, nguồn lực hiện có hoặc theo yêu cầu của Thống đốc.
2. Kế hoạch kiểm toán chi tiết: Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán hằng năm đã được Thống đốc phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng và ban hành kế hoạch, phương án kiểm toán chi tiết phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế của từng cuộc kiểm toán, trong đó dự kiến thời gian kiểm toán, thành phần Đoàn kiểm toán, trọng tâm kiểm toán và các yêu cầu khác có liên quan. Việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của cuộc kiểm toán thực hiện theo quy định tại Quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 06/2020/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 667 đến số 668
- Ngày hiệu lực: 15/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 6. Yêu cầu hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 7. Phạm vi, phương pháp hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 8. Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 9. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ
- Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị
- Điều 12. Báo cáo công tác kiểm soát nội bộ
- Điều 13. Mục tiêu hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 14. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 15. Yêu cầu trong hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 16. Áp dụng chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 18. Quản lý, chỉ đạo hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 19. Phạm vi, đối tượng của kiểm toán nội bộ
- Điều 20. Phương pháp kiểm toán nội bộ
- Điều 21. Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 22. Kế hoạch kiểm toán nội bộ
- Điều 23. Thực hiện kế hoạch kiểm toán, quyết định kiểm toán
- Điều 24. Báo cáo kiểm toán nội bộ
- Điều 25. Kiến nghị và thực hiện kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán nội bộ
- Điều 27. Trách nhiệm, quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ
- Điều 28. Đoàn kiểm toán nội bộ
- Điều 29. Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị được kiểm toán
- Điều 30. Quy chế kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ
- Điều 31. Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 32. Hồ sơ kiểm toán nội bộ