Điều 11 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ hằng năm và định kỳ (nếu có) trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát sau khi được phê duyệt.
b) Giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát nội bộ theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
c) Trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động nghiệp vụ, an toàn tài sản theo phân công; kiến nghị, đề xuất với Thủ trưởng đơn vị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, xử lý những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
d) Báo cáo kết quả kiểm soát nội bộ với Thủ trưởng đơn vị theo quy định và theo yêu cầu.
đ) Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, kỹ năng công tác để đáp ứng công việc theo yêu cầu.
2. Quyền hạn:
a) Được khai thác, cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến các hoạt động, các nghiệp vụ, giao dịch của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ.
b) Kiến nghị Thủ trưởng đơn vị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ.
c) Được bố trí và tạo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ; được cử tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác.
d) Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể dẫn đến rủi ro mất an toàn thông tin, tiền và tài sản tại đơn vị, Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách báo cáo ngay với Thủ trưởng đơn vị xử lý theo thẩm quyền; trường hợp Thủ trưởng đơn vị không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định có quyền báo cáo bằng văn bản với Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ).
Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 06/2020/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 667 đến số 668
- Ngày hiệu lực: 15/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 6. Yêu cầu hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 7. Phạm vi, phương pháp hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 8. Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ
- Điều 9. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ
- Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị
- Điều 12. Báo cáo công tác kiểm soát nội bộ
- Điều 13. Mục tiêu hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 14. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 15. Yêu cầu trong hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 16. Áp dụng chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 18. Quản lý, chỉ đạo hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 19. Phạm vi, đối tượng của kiểm toán nội bộ
- Điều 20. Phương pháp kiểm toán nội bộ
- Điều 21. Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 22. Kế hoạch kiểm toán nội bộ
- Điều 23. Thực hiện kế hoạch kiểm toán, quyết định kiểm toán
- Điều 24. Báo cáo kiểm toán nội bộ
- Điều 25. Kiến nghị và thực hiện kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán nội bộ
- Điều 27. Trách nhiệm, quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ
- Điều 28. Đoàn kiểm toán nội bộ
- Điều 29. Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị được kiểm toán
- Điều 30. Quy chế kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ
- Điều 31. Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ
- Điều 32. Hồ sơ kiểm toán nội bộ