Điều 22 Thông tư 06/2016/TT-BYT Quy định ghi nhãn thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 22. Dược lực học, dược động học, quá liều và cách xử trí
1. Dược lực học, dược động học
Thông tin về đặc tính dược lực học, dược động học chỉ áp dụng đối với thuốc hóa dược và sinh phẩm Điều trị.
a) Dược lực học
Dược lực học phải ghi các nội dung sau đây:
- Nhóm dược lý và mã ATC của thuốc;
- Mô tả cơ chế tác dụng của thuốc tương ứng với các chỉ định được phê duyệt và các phản ứng có hại có khả năng xảy ra trong quá trình dùng thuốc;
- Tóm tắt những kết quả chính được ghi nhận từ các thử nghiệm lâm sàng lớn hỗ trợ cho chỉ định được phê duyệt của thuốc (nếu có). Đối với thuốc hóa dược mới, cần mô tả các đặc Điểm chính của mẫu nghiên cứu và kết quả của nghiên cứu bao gồm: tiêu chí đánh giá chính (cần thiết phải có), tiêu chí đánh giá phụ (tùy trường hợp), phân tích dưới nhóm hoặc phân tích post-hoc (trong trường hợp đặc biệt).
b) Dược động học
Dược động học phải ghi các nội dung sau đây:
- Đặc tính dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ, tuyến tính, không tuyến tính) tương ứng với liều được khuyến cáo, nồng độ và dạng bào chế của thuốc. Nếu không có các thông tin này, có thể cung cấp thông tin tương ứng của những đường dùng, dạng bào chế hoặc liều dùng khác để thay thế;
- Mô tả sự khác biệt giữa các yếu tố (như tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng hút thuốc, người bệnh có suy gan, suy thận) ảnh hưởng đến các thông số dược động học. Nếu những ảnh hưởng này có ý nghĩa lâm sàng, phải chi rõ bằng các thông số định lượng được;
- Mối liên quan giữa liều, nồng độ, thông số dược lực học (cả tiêu chí đánh giá chính, tiêu chí phụ, tác dụng phụ) và đặc Điểm của quần thể người bệnh được nghiên cứu;
- Với đối tượng người bệnh là trẻ em: nêu tóm tắt các kết quả từ những nghiên cứu dược động học trên những nhóm tuổi trẻ em khác nhau và so sánh với người lớn (nếu có). Phải chỉ rõ các dạng bào chế được sử dụng cho các nghiên cứu dược động học trên trẻ em, nêu rõ các vấn đề không chắc chắn do giới hạn sử dụng trên người bệnh là trẻ em.
2. Quá liều và cách xử trí
a) Ghi cụ thể các triệu chứng và biểu hiện khi sử dụng thuốc quá liều: các triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc cấp tính và khả năng gây ra dị tật (nếu có);
c) Ghi cụ thể các biện pháp hoặc cách xử trí quá liều, bao gồm cả biện pháp theo dõi, sử dụng các thuốc kích thích, đối kháng, giải độc, phương pháp tăng cường thải trừ thuốc khỏi cơ thể. Trường hợp chưa có thông tin hoặc thông tin chưa đầy đủ thì ghi dòng chữ “tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời”;
c) Cung cấp thông tin chuyên biệt cho các đối tượng đặc biệt như: người cao tuổi, người có suy gan, suy thận, người bệnh có bệnh mắc kèm theo (nếu có);
d) Đối với người bệnh nhi: phải ghi các lưu ý dùng thuốc, Khoảng nồng độ của thuốc chỉ dùng một liều duy nhất cũng có thể gây độc tính có nguy cơ tử vong (nếu có).
Thông tư 06/2016/TT-BYT Quy định ghi nhãn thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 06/2016/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/03/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Lê Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Trách nhiệm ghi nhãn thuốc
- Điều 4. Vị trí nhãn thuốc
- Điều 5. Kích thước nhãn thuốc, màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc
- Điều 6. Ngôn ngữ ghi trên nhãn thuốc và bổ sung nhãn phụ
- Điều 7. Nhãn bao bì ngoài
- Điều 8. Nhãn bao bì trung gian
- Điều 9. Nhãn bao bì trực tiếp với thuốc của thuốc thành phẩm
- Điều 10. Nhãn phụ
- Điều 11. Nhãn nguyên liệu, bán thành phẩm làm thuốc đăng ký lưu hành
- Điều 12. Nhãn thuốc trong các trường hợp khác
- Điều 13. Yêu cầu chung của Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
- Điều 14. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh
- Điều 15. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế
- Điều 16. Nội dung tờ hướng dẫn sử dụng đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro
- Điều 17. Tên thuốc
- Điều 18. Thành phần cấu tạo của thuốc
- Điều 19. Quy cách đóng gói
- Điều 20. Chỉ định, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của thuốc
- Điều 21. Thận trọng khi dùng thuốc, tương tác của thuốc, tác dụng không mong muốn
- Điều 22. Dược lực học, dược động học, quá liều và cách xử trí
- Điều 23. Dạng bào chế, số đăng ký, số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, Điều kiện bảo quản
- Điều 24. Các dấu hiệu lưu ý
- Điều 25. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc
- Điều 26. Xuất xứ của thuốc
- Điều 27. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn thuốc