Điều 19 Thông tư 06/2016/TT-BYT Quy định ghi nhãn thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
1. Ghi quy cách đóng gói của thuốc là ghi số lượng, khối lượng tịnh, thể tích thực của thuốc chứa đựng trong bao bì thương phẩm của thuốc. Quy cách đóng gói của thuốc phải ghi theo số đếm tự nhiên, cách ghi cụ thể đối với từng dạng thuốc như sau:
a) Thuốc dạng viên: ghi số lượng viên. Trường hợp thuốc viên hoàn cứng có thể ghi khối lượng tịnh cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất;
b) Thuốc dạng mỡ, gel, bột, cốm, thuốc thang, dược liệu, nguyên liệu làm thuốc: ghi khối lượng tịnh;
c) Thuốc dạng bột hoặc cốm đa liều, dạng bột đông khô có yêu cầu pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi dùng: ghi khối lượng tịnh.
d) Thuốc dạng lỏng: ghi theo thể tích thực;
đ) Sinh phẩm chẩn đoán in vitro: ghi theo tổng số xét nghiệm sử dụng và thể tích theo từng đơn vị đóng gói.
2. Quy cách đóng gói tối đa đối với các thuốc thành phẩm được quy định như sau:
a) Không quá 200 viên trong một đơn vị là chai, lọ hoặc một đơn vị bao bì ngoài chứa vỉ đối với thuốc ở dạng viên. Trường hợp thuốc có chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần hoặc tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp hoặc đơn chất thì quy cách đóng gói tối đa không quá 100 viên trong một đơn vị đóng gói của bao bì ngoài;
b) Không quá 25 lọ, ống hoặc bơm tiêm chứa thuốc đối với dạng thuốc tiêm đơn liều;
c) Không quá 10 liều trong một chai hoặc lọ đối với dạng thuốc tiêm đa liều;
d) Không quá 50 đơn vị chia liều nhỏ nhất đối với thuốc dạng lỏng để uống;
đ) Không quá 200 liều đối với thuốc dạng xịt hoặc khí dung;
e) Không quá 50 đơn vị chia liều nhỏ nhất đối với các dạng thuốc khác.
3. Không áp dụng về quy cách đóng gói tối đa quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các loại thuốc sau đây:
a) Sinh phẩm chẩn đoán in vitro;
b) Nguyên liệu làm thuốc, bán thành phẩm làm thuốc;
c) Thuốc viên hoàn cứng;
d) Thuốc thành phẩm cung cấp cho bệnh viện (trừ thuốc thành phẩm có chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần hoặc tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp hoặc đơn chất) và trên bao bì ngoài của thuốc phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng cho bệnh viện”.
4. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm của thuốc có nhiều đơn vị đóng gói thì phải ghi cụ thể định lượng của từng đơn vị đóng gói và số lượng đơn vị đóng gói.
Thông tư 06/2016/TT-BYT Quy định ghi nhãn thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 06/2016/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/03/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Lê Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Trách nhiệm ghi nhãn thuốc
- Điều 4. Vị trí nhãn thuốc
- Điều 5. Kích thước nhãn thuốc, màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc
- Điều 6. Ngôn ngữ ghi trên nhãn thuốc và bổ sung nhãn phụ
- Điều 7. Nhãn bao bì ngoài
- Điều 8. Nhãn bao bì trung gian
- Điều 9. Nhãn bao bì trực tiếp với thuốc của thuốc thành phẩm
- Điều 10. Nhãn phụ
- Điều 11. Nhãn nguyên liệu, bán thành phẩm làm thuốc đăng ký lưu hành
- Điều 12. Nhãn thuốc trong các trường hợp khác
- Điều 13. Yêu cầu chung của Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
- Điều 14. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh
- Điều 15. Nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế
- Điều 16. Nội dung tờ hướng dẫn sử dụng đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro
- Điều 17. Tên thuốc
- Điều 18. Thành phần cấu tạo của thuốc
- Điều 19. Quy cách đóng gói
- Điều 20. Chỉ định, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của thuốc
- Điều 21. Thận trọng khi dùng thuốc, tương tác của thuốc, tác dụng không mong muốn
- Điều 22. Dược lực học, dược động học, quá liều và cách xử trí
- Điều 23. Dạng bào chế, số đăng ký, số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, Điều kiện bảo quản
- Điều 24. Các dấu hiệu lưu ý
- Điều 25. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc
- Điều 26. Xuất xứ của thuốc
- Điều 27. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn thuốc