Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 9. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Nguyên tắc về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Quan trắc, cảnh báo môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản, thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý thủy sản, thú y; cảnh báo và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết;
2. Xây dựng Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản:
3. Tiêu chí xác định vùng, Điểm và đối tượng quan trắc môi trường phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau:
a) Vùng quan trắc môi trường bao gồm: Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, được xác định theo địa giới hành chính, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh, từ 200 ha trở lên đối với hình thức nuôi khác, từ 1000 m3 trở lên đối với nuôi lồng, bè;
b) Điểm quan trắc: Có tính ổn định và đại diện cho toàn vùng; xác định được tọa độ và được đánh dấu trên bản đồ;
a) Các thông số môi trường thông thường: Các yếu tố khí tượng thủy văn: nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, độ ẩm, gió, sóng, dòng chảy, lượng mưa; nhiệt độ, độ đục, chất rắn lơ lửng (TSS), độ mặn, pH, DO, BOD5, COD, SO42-, H2S;
b) Các chất dinh dưỡng: NO2-, NO3-, NH4 (NH3), PO43-, SiO32-, N tổng số (Nts), P tổng số (Pts);
c) Các kim loại nặng và hóa chất độc hại: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr3 , Cr6 , Ni, Mn và Fe tổng số (Fets);
d) Hóa chất bảo vệ thực vật: Nhóm Clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm cúc tổng hợp, nhóm neonicotinoid, nhóm avermectin, thuốc trừ cỏ và tổng độ phóng xạ a, b;
đ) Thực vật phù du tổng số, các loài tảo độc hại;
e) Vi khuẩn tổng số, Coliforms, Vibrio spp., Aeromonas spp. và các tác nhân gây bệnh ở động vật thủy sản nuôi (trên cơ sở thống nhất với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y về phạm vi, địa Điểm lấy mẫu xét nghiệm);
g) Các chất hữu cơ gây ô nhiễm: Chất hoạt động bề mặt, dầu, mỡ, phenol.
Căn cứ thực tiễn sản xuất, Mục đích và nhu cầu quan trắc theo từng giai đoạn, Tổng cục Thủy sản quyết định và hướng dẫn lựa chọn thông số, tần suất quan trắc quy định tại Khoản này.
5. Đơn vị quan trắc môi trường có trách nhiệm thực hiện quan trắc:
a) Thu thập các thông tin nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và kết quả quan trắc môi trường từ các bộ phận khác để đánh giá, tổng hợp và bổ sung kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Thực hiện đo, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, báo cáo kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo Kế hoạch quan trắc môi trường;
b) Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan: Cung cấp thông tin về môi trường cho các đơn vị quan trắc môi trường, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y sau các đợt Điều tra, khảo sát, các hoạt động nghiên cứu có liên quan;
8. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản
b) Chi cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, đơn vị quan trắc môi trường thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường đã được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, triển khai các biện pháp khắc phục, báo cáo Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan kết quả quan trắc môi trường của địa phương;
Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 04/2016/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/05/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 369 đến số 370
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Danh Mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch
- Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 5. Chế độ báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 6. Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 7. Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 8. Phòng bệnh đối với các cơ sở sản xuất giống, cơ sở thu gom, ương, dưỡng, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản
- Điều 9. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 10. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 11. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 12. Khai báo dịch bệnh
- Điều 13. Điều tra ổ dịch
- Điều 14. Lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh
- Điều 15. Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 16. Thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch
- Điều 17. Chữa bệnh động vật thủy sản
- Điều 18. Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh
- Điều 19. Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch
- Điều 20. Công bố dịch, tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 21. Kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản trong vùng có dịch
- Điều 22. Biện pháp xử lý đối với cơ sở nuôi chưa có bệnh ở vùng có dịch trong thời gian công bố ổ dịch
- Điều 23. Công bố hết dịch
- Điều 24. Trách nhiệm của Cục Thú y
- Điều 25. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản
- Điều 26. Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 27. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 28. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
- Điều 29. Trách nhiệm của Chi cục Thủy sản
- Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh
- Điều 31. Trách nhiệm của đơn vị quan trắc môi trường
- Điều 32. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi