Điều 13 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Nguyên tắc Điều tra ổ dịch:
a) Điều tra ổ dịch chỉ được thực hiện đối với: ổ dịch bệnh mới xuất hiện; ổ dịch bệnh thuộc Danh Mục bệnh phải công bố dịch xảy ra ở phạm vi rộng, làm chết nhiều động vật thủy sản; khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ cơ sở nuôi;
b) Điều tra ổ dịch phải được thực hiện trong vòng 01 (một) ngày đối với vùng đồng bằng và 02 (hai) ngày đối vùng sâu, vùng xa kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin động vật thủy sản chết, có dấu hiệu mắc bệnh;
c) Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi Tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời;
d) Trước khi Điều tra phải thu thập đầy đủ thông tin về môi trường nuôi, dịch bệnh; nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hoá chất cần thiết cho Điều tra ổ dịch; dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cần thiết và các trang thiết bị bảo hộ; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin.
2. Nội dung Điều tra ổ dịch:
a) Thu thập thông tin ban đầu về các chỉ tiêu quan trắc môi trường ở thời Điểm trước và trong thời gian xảy ra dịch bệnh; ổ dịch, xác định các đặc Điểm dịch tễ cơ bản và sự tồn tại của ổ dịch; truy xuất nguồn gốc ổ dịch;
b) Điều tra và cập nhật thông tin về ổ dịch tại cơ sở có động vật thủy sản mắc bệnh, bao gồm: kiểm tra, đối chiếu với những thông tin được báo cáo trước đó; các chỉ tiêu, biến động môi trường (nếu có); kiểm tra lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi, ngày phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh; diện tích (hoặc số lượng) động vật thủy sản mắc bệnh, độ sâu mực nước nuôi, diện tích (hoặc số lượng) thả nuôi; thức ăn, thuốc, hóa chất đã được sử dụng; hình thức nuôi, quan sát diễn biến tại nơi có dịch bệnh động vật thủy sản; nguồn gốc con giống, kết quả xét nghiệm, kiểm dịch trước khi thả nuôi;
c) Mô tả diễn biến của ổ dịch theo thời gian, địa Điểm, động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; đánh giá về nguyên nhân ổ dịch;
d) Đề xuất tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ; lấy mẫu kiểm tra bệnh khi cần thiết để xét nghiệm xác định mầm bệnh;
đ) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan;
e) Báo cáo kết quả Điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.
3. Trách nhiệm Điều tra ổ dịch:
a) Nhân viên thú y xã có trách nhiệm đến cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh để xác minh thông tin và báo cáo theo biểu mẫu; đồng thời báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại
d) Cơ quan Thú y vùng hướng dẫn, hỗ trợ Chi cục Thú y thực hiện Điều tra ổ dịch;
đ) Cục Thú y chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc Điều tra ổ dịch của Chi cục Thú y. Trong trường hợp Chi cục Thú y cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc triển khai các bước Điều tra ổ dịch chưa đạt yêu cầu hoặc ổ dịch có diễn biến phức tạp, Cục Thú y tiến hành Điều tra ổ dịch.
Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 04/2016/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/05/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 369 đến số 370
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Danh Mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch
- Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 5. Chế độ báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 6. Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 7. Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 8. Phòng bệnh đối với các cơ sở sản xuất giống, cơ sở thu gom, ương, dưỡng, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản
- Điều 9. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 10. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 11. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 12. Khai báo dịch bệnh
- Điều 13. Điều tra ổ dịch
- Điều 14. Lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh
- Điều 15. Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 16. Thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch
- Điều 17. Chữa bệnh động vật thủy sản
- Điều 18. Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh
- Điều 19. Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch
- Điều 20. Công bố dịch, tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 21. Kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản trong vùng có dịch
- Điều 22. Biện pháp xử lý đối với cơ sở nuôi chưa có bệnh ở vùng có dịch trong thời gian công bố ổ dịch
- Điều 23. Công bố hết dịch
- Điều 24. Trách nhiệm của Cục Thú y
- Điều 25. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản
- Điều 26. Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 27. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 28. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
- Điều 29. Trách nhiệm của Chi cục Thủy sản
- Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh
- Điều 31. Trách nhiệm của đơn vị quan trắc môi trường
- Điều 32. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi