Điều 19 Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT hướng dẫn Quy định của Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
1. Trước thời điểm hết hạn nộp Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất (thời điểm đóng thầu), Nhà đầu tư lựa chọn một trong các biện pháp bảo đảm dự thầu, gồm: đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh.
2. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu theo nguyên tắc sau:
a) Đối với phần vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, giá trị bảo đảm dự thầu được áp dụng từ 1% đến 1,5% tổng vốn đầu tư cùa Dự án.
b) Đối với phần vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, giá trị bảo đảm dự thầu được áp dụng từ 0,5% đến dưới 1% tổng vốn đầu tư của Dự án.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được xác định bằng thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất. Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất, Bên mời thầu yêu cầu Nhà đầu tư gia hạn tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, Nhà đầu tư không được thay đổi nội dung Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, trừ trường hợp cần làm rõ Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất theo quy định tại
4. Đối với liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho liên danh. Bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu.
5. Bảo đảm dự thầu được trả lại cho Nhà đầu tư không được lựa chọn trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả lựa chọn. Nhà đầu tư trúng thầu được hoàn trả bảo đảm dự thầu sau khi thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP.
6. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả cho Nhà đầu tư và nộp vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Sau khi đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất, Nhà đầu tư rút Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất.
b) Nhà đầu tư không tiến hành đàm phán Hợp đồng dự án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả lựa chọn hoặc đã đàm phán thành công nhưng không ký Hợp đồng dự án.
c) Nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP.
Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT hướng dẫn Quy định của Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Các hình thức Hợp đồng dự án tương tự khác (khoản 1 Điều 1 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 3. Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án (các khoản 7 và 8 Điều 2 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án (Điều 3 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 5. Lĩnh vực đầu tư (Điều 4 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 6. Nguồn vốn thực hiện Dự án (Điều 5 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 7. Sử dụng vốn nhà nước để tham gia thực hiện Dự án (Điều 6 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 8. Nhóm công tác liên ngành (Điều 7 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 9. Cơ chế thực hiện Dự án BT
- Điều 10. Xây dựng và phê duyệt Danh mục dự án (Điều 9 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 11. Công bố Danh mục dự án (Điều 10 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 12. Dự án do Nhà đầu tư đề xuất ngoài Danh mục dự án đã công bố (Điều 11 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 13. Lập, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (Điều 12 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 14. Giải thích từ ngữ
- Điều 15. Điều kiện tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư và điều kiện tham dự thầu
- Điều 16. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 17. Chi phí tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 18. Hình thức và phương thức lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 19. Bảo đảm dự thầu
- Điều 20. Thời gian tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 21. Phân cấp thẩm định và phê duyệt trong quá trình lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 22. Quy trình tổng quát lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 23. Lập kế hoạch lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 24. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 25. Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu
- Điều 26. Áp dụng sơ tuyển
- Điều 27. Trình tự sơ tuyển
- Điều 28. Lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu
- Điều 29. Trình, thẩm định và phê duyệt Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu
- Điều 30. Mời thầu
- Điều 31. Phát hành Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu
- Điều 32. Làm rõ Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu
- Điều 33. Chuẩn bị và nộp Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất
- Điều 34. Tiếp nhận Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất
- Điều 35. Đánh giá Hồ sơ dự thầu
- Điều 36. Đánh giá Hồ sơ đề xuất
- Điều 37. Làm rõ Hồ sơ dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất
- Điều 38. Nguyên tắc lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 39. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 40. Thông báo kết quả lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 43. Nội dung Hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan (Điều 16 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 44. Quyền tiếp nhận Dự án (Điều 17 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 45. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án (Điều 18 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 46. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Điều 24 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 47. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Điều 25 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 48. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 49. Thành lập và tổ chức quản lý của Doanh nghiệp dự án (Điều 27 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 50. Tổ chức lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện Dự án (Điều 29 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 51. Lập thiết kế kỹ thuật, giám sát, nghiệm thu Công trình dự án (Điều 31 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 52. Quyết toán Công trình dự án (các Điều 35, 36 và 37 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP)
- Điều 53. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Dự án (khoản 8 Điều 46 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP).