Điều 18 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
Điều 18. Xây dựng kế hoạch và danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trung hạn (cả giai đoạn 5 năm 2021 - 2025) và hằng năm là một phần của xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm thực hiện Chương trình. Quy trình, nội dung, phương pháp, thời gian xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện theo quy trình xây dựng kế hoạch chung của Chương trình.
2. UBND cấp tỉnh giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì dự án (sau đây gọi tắt là Chủ trì dự án cấp tỉnh) phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất sử dụng nguồn vốn của Chương trình, phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương, thực hiện lồng ghép, phối hợp trên địa bàn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các nguồn vốn khác.
3. Xây dựng và phê duyệt danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trung hạn sử dụng nguồn vốn của Chương trình
a) Mẫu biểu đề xuất danh mục định hướng các dự án thực hiện theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh (nếu có), trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên dự án; Mục tiêu, nội dung chính của dự án; Địa bàn thực hiện; Thời gian thực hiện (không quá 05 năm); Chủ đầu tư.
b) Đối với các địa phương đã bước đầu hình thành chuỗi giá trị sẵn có, hoặc có tiềm năng, thế mạnh phát triển chuỗi giá trị mới
UBND cấp huyện giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì dự án (sau đây gọi tắt là Chủ trì dự án cấp huyện) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát các ngành hàng, đánh giá các liên kết theo chuỗi giá trị hiện có, tiềm năng phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị mới, xác định các nội dung ưu tiên, xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trung hạn ở cấp huyện, gửi Chủ trì dự án cấp tỉnh. Chủ trì dự án cấp tỉnh phối hợp với các sở ngành liên quan, tổ chức rà soát và tổng hợp danh mục định hướng các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị do UBND cấp huyện đề xuất; tham mưu Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trung hạn ở cấp tỉnh, bao gồm các dự án gắn với sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng do cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện và các dự án có cùng loại sản phẩm, cùng mục tiêu và nội dung đầu tư có phạm vi liên huyện (nếu có).
c) Đối với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
UBND cấp xã tổ chức lựa chọn danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng trung hạn trên địa bàn xã; lồng ghép với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập kế hoạch thực hiện Chương trình có sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn xã; gửi danh mục dự án định hướng trung hạn và biểu mẫu kèm theo về UBND cấp huyện (thông qua đầu mối là Chủ trì dự án cấp huyện) để tổng hợp, trình UBND cấp huyện phê duyệt.
4. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện hằng năm sử dụng nguồn vốn của Chương trình
a) Căn cứ danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trung hạn đã được phê duyệt, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức thông báo các chủ trì liên kết (các doanh nghiệp, HTX) lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch liên kết để thẩm định, phê duyệt.
b) Trường hợp đơn vị chủ trì liên kết đề xuất dự án, kế hoạch liên kết không nằm trong danh mục định hướng trung hạn đã được phê duyệt, Chủ trì dự án các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức rà soát và tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản đồng ý chủ trì liên kết lập hồ sơ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết theo quy định.
Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 02/2022/TT-UBDT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hầu A Lềnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 13. Đối tượng
- Điều 14. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 15. Nội dung hỗ trợ
- Điều 16. Tổ chức triển khai thực hiện
- Điều 17. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 18. Xây dựng kế hoạch và danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
- Điều 19. Quản lý, tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
- Điều 20. Quản lý, tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng
- Điều 21. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng do các Bộ, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện
- Điều 22. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ và hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
- Điều 23. Phân bổ, quản lý, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Điều 24. Tổ chức triển khai thực hiện
- Điều 25. Đối tượng
- Điều 26. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 27. Nội dung thực hiện và định mức hỗ trợ
- Điều 28. Quy trình lập và phê duyệt kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư ở địa phương
- Điều 29. Quy trình lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ vận hành các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học
- Điều 30. Đối tượng
- Điều 31. Nội dung thực hiện
- Điều 32. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 33. Cơ chế thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng
- Điều 34. Duy tu, bảo dưỡng và quản lý, vận hành công trình
- NỘI DUNG SỐ 01: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC
- Điều 38. Đối tượng
- Điều 39. Nguyên tắc bồi dưỡng
- Điều 40. Chương trình, hình thức bồi dưỡng
- Điều 41. Chương trình, tài liệu, chứng chỉ bồi dưỡng
- Điều 42. Phân công bồi dưỡng
- Điều 43. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 44. Giảng viên, báo cáo viên
- Điều 45. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
- Điều 46. Phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi
- NỘI DUNG SỐ 02: ĐÀO TẠO DỰ BỊ ĐẠI HỌC, ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC
- Điều 47. Đối tượng
- Điều 48. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 49. Phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi
- Điều 50. Đối tượng
- Điều 51. Nội dung thực hiện
- Điều 52. Lập kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực
- Điều 53. Phạm vi
- Điều 54. Nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù
- Điều 55. Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế
- Điều 56. Hỗ trợ bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào DTTS
- Điều 57. Nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù
- Điều 58. Hỗ trợ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung
- Điều 59. Tổ chức triển khai thực hiện
- Điều 60. Truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Điều 61. Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép
- Điều 62. Duy trì và triển khai Mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao
- Điều 63. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết
- Điều 64. Biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN
- Điều 65. Phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN
- Điều 66. Kinh phí thực hiện
- PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN
- Điều 67. Đối tượng
- Điều 68. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 69. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động
- Điều 70. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng đồng bào DTTS&MN
- CẤP MỘT SỐ ẤN PHẨM BÁO, TẠP CHÍ VÀ NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI HÌNH THỨC CUNG CẤP THÔNG TIN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐẶC THÙ CỦA VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
- Điều 71. Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS&MN, vùng ĐBKK
- Điều 72. Quản lý và sử dụng ấn phẩm báo, tạp chí
- Điều 73. Tổ chức triển khai thực hiện
- Điều 74. Đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng ĐBKK theo Quyết định số 45/QĐ-TTg
- XÂY DỰNG BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG ĐỦ NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC VÀ THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN HIỆU QUẢ, KỊP THỜI VỀ ĐỀ ÁN TỔNG THỂ VÀ CHƯƠNG TRÌNH
- Điều 75. Nội dung thực hiện
- Điều 76. Tổ chức triển khai thực hiện
- XÂY DỰNG TẠP CHÍ DÂN TỘC ĐIỆN TỬ
- Điều 77. Nội dung thực hiện
- Điều 78. Tổ chức triển khai thực hiện
- TUYÊN TRUYỀN, TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI THAM GIA TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
- Điều 79. Đối tượng
- Điều 80. Nội dung, ngôn ngữ và hình thức thực hiện
- Điều 81. Phương thức thực hiện
- Điều 82. Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030
- Điều 83. Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị, hội thảo, buổi làm việc trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình