Chương 4 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG SỐ 01, NỘI DUNG SỐ 03 THUỘC TIỂU DỰ ÁN 2 CỦA DỰ ÁN 3
Mục 1. NỘI DUNG SỐ 01: HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
Ngoài các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Thông tư này, việc triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Hỗ trợ phát triển sản xuất phải đáp ứng các nguyên tắc tại Điều 20, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
2. Ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ, nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và phát triển thị trường.
a) Với các địa phương đã bước đầu hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị thì tập trung hỗ trợ để củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm hiện có.
b) Với các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nguồn nguyên liệu, có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa thì tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới do các tổ chức kinh tế và người dân trong vùng cùng tham gia thực hiện.
3. Với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị (các xã, thôn khó khăn nhất, xa trung tâm, cơ sở hạ tầng yếu kém, dân cư phân bố rải rác, điều kiện địa hình, đất đai hạn chế trong việc phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp với liên kết theo chuỗi giá trị) thì tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng.
4. Hỗ trợ phát triển sản xuất có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng đối với giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai, thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh.
5. Hỗ trợ phát triển sản xuất có chu kỳ đủ dài để đảm bảo tính ổn định, hiệu quả, duy trì bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình, dự án nhưng thời gian hỗ trợ không quá 05 năm, không vượt quá thời hạn thực hiện giai đoạn I của Chương trình đến hết năm 2025.
Điều 18. Xây dựng kế hoạch và danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trung hạn (cả giai đoạn 5 năm 2021 - 2025) và hằng năm là một phần của xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm thực hiện Chương trình. Quy trình, nội dung, phương pháp, thời gian xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện theo quy trình xây dựng kế hoạch chung của Chương trình.
2. UBND cấp tỉnh giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì dự án (sau đây gọi tắt là Chủ trì dự án cấp tỉnh) phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất sử dụng nguồn vốn của Chương trình, phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương, thực hiện lồng ghép, phối hợp trên địa bàn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các nguồn vốn khác.
3. Xây dựng và phê duyệt danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trung hạn sử dụng nguồn vốn của Chương trình
a) Mẫu biểu đề xuất danh mục định hướng các dự án thực hiện theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh (nếu có), trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên dự án; Mục tiêu, nội dung chính của dự án; Địa bàn thực hiện; Thời gian thực hiện (không quá 05 năm); Chủ đầu tư.
b) Đối với các địa phương đã bước đầu hình thành chuỗi giá trị sẵn có, hoặc có tiềm năng, thế mạnh phát triển chuỗi giá trị mới
UBND cấp huyện giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì dự án (sau đây gọi tắt là Chủ trì dự án cấp huyện) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát các ngành hàng, đánh giá các liên kết theo chuỗi giá trị hiện có, tiềm năng phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị mới, xác định các nội dung ưu tiên, xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trung hạn ở cấp huyện, gửi Chủ trì dự án cấp tỉnh. Chủ trì dự án cấp tỉnh phối hợp với các sở ngành liên quan, tổ chức rà soát và tổng hợp danh mục định hướng các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị do UBND cấp huyện đề xuất; tham mưu Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trung hạn ở cấp tỉnh, bao gồm các dự án gắn với sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng do cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện và các dự án có cùng loại sản phẩm, cùng mục tiêu và nội dung đầu tư có phạm vi liên huyện (nếu có).
c) Đối với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
UBND cấp xã tổ chức lựa chọn danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng trung hạn trên địa bàn xã; lồng ghép với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập kế hoạch thực hiện Chương trình có sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn xã; gửi danh mục dự án định hướng trung hạn và biểu mẫu kèm theo về UBND cấp huyện (thông qua đầu mối là Chủ trì dự án cấp huyện) để tổng hợp, trình UBND cấp huyện phê duyệt.
4. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện hằng năm sử dụng nguồn vốn của Chương trình
a) Căn cứ danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trung hạn đã được phê duyệt, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức thông báo các chủ trì liên kết (các doanh nghiệp, HTX) lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch liên kết để thẩm định, phê duyệt.
b) Trường hợp đơn vị chủ trì liên kết đề xuất dự án, kế hoạch liên kết không nằm trong danh mục định hướng trung hạn đã được phê duyệt, Chủ trì dự án các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức rà soát và tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản đồng ý chủ trì liên kết lập hồ sơ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết theo quy định.
Điều 19. Quản lý, tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
1. Đối tượng và địa bàn
a) Dự án, kế hoạch liên kết phải đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ tham gia các đối tượng thuộc diện hỗ trợ của Chương trình theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. Ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động; hộ sinh sống tại xã ĐBKK, thôn ĐBKK. Ưu tiên dự án, kế hoạch liên kết do doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, hoặc HTX có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.
b) Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), HTX tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.
c) Địa bàn thực hiện tại các xã, thôn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN; ưu tiên các xã ĐBKK, thôn ĐBKK.
2. Phân cấp quản lý
a) UBND cấp huyện làm chủ đầu tư các dự án, kế hoạch liên kết có hoạt động sản xuất trong phạm vi trong huyện.
b) UBND cấp tỉnh giao cho cơ quan, đơn vị cấp tỉnh làm chủ đầu tư các dự án gắn với sản phẩm chủ lực, đặc trưng và dự án, kế hoạch có hoạt động sản xuất trong phạm vi liên huyện.
c) UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách chi tiết đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn tín dụng chính sách phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư; UBND cấp tỉnh quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc phê duyệt danh sách chi tiết đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn tín dụng chính sách phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị các dự án, kế hoạch liên kết do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh làm chủ đầu tư.
3. Điều kiện hỗ trợ
Điều kiện hỗ trợ thực hiện theo khoản 1 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và Điều 33 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2022/NĐ-CP).
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết
a) Chủ trì liên kết lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị, trên cơ sở tham vấn, phối hợp với các bên liên kết.
b) Nội dung hồ sơ, trình tự thẩm định, phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề xuất là Chủ trì dự án cấp tỉnh đối với các dự án, kế hoạch liên kết do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh làm chủ đầu tư, Chủ trì dự án cấp huyện đối với các dự án, kế hoạch liên kết trong phạm vi huyện.
5. Nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình thực hiện theo khoản 4 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
6. Mức, phương thức hỗ trợ
Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và Điều 35 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.
Điều 20. Quản lý, tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng
1. Đối tượng và địa bàn
a) Dự án phải đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ tham gia các đối tượng thuộc diện hỗ trợ của Chương trình theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; trong đó, tỷ lệ tham gia dự án của người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tối thiểu 70%. Ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động. Ưu tiên dự án do nhóm hộ, tổ hợp tác có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.
b) Địa bàn thực hiện tại các xã ĐBKK, thôn ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.
2. Phân cấp quản lý
a) UBND cấp xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng.
b) Trường hợp không đủ năng lực, UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc làm chủ đầu tư.
3. Điều kiện hỗ trợ
Điều kiện hỗ trợ thực hiện theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án
a) Nội dung hồ sơ, trình tự thẩm định, phê duyệt dự án thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
b) Hình thức luân chuyển, cách thức quản lý vốn hoặc tài sản quay vòng trong cộng đồng (nếu có) do người dân trong cộng đồng đề xuất và đồng thuận, phù hợp với quy định khung do UBND cấp tỉnh ban hành, bao gồm: tỷ lệ hoặc mức, tiến độ thu hồi và quay vòng một phần vốn hỗ trợ; hình thức quay vòng bằng tiền hoặc bằng hiện vật (giống vật nuôi) trong cộng đồng; tiêu chí bình chọn người nhận tiền hoặc hiện vật hỗ trợ ở các vòng tiếp theo; phân công trách nhiệm quản lý và giám sát sử dụng phần vốn quỹ quay vòng; cách thức xử lý trong trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan; cách thức tiếp tục sử dụng hoặc xử lý phần vốn quỹ quay vòng kết dư thực tế khi kết thúc thời hạn dự án hoặc kết thúc chu kỳ quay vòng theo cam kết.
5. Nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình thực hiện theo khoản 4 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
6. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ
Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình thực hiện theo khoản 5 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình phân bổ cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện (để triển khai các mô hình mẫu, mô hình chỉ đạo điểm, các hoạt động theo kế hoạch và nhiệm vụ được giao của Bộ, cơ quan trung ương trong Chương trình) theo quy định chung tại Điều 21, Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và quy định cụ thể của Bộ, cơ quan trung ương ban hành theo thẩm quyền.
Điều 22. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ và hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ và hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù thực hiện theo quy định chung tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và quy định cụ thể của Ủy ban Dân tộc, các Bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
Điều 23. Phân bổ, quản lý, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước
1. Phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Phân bổ vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn nguồn ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành và quy định cụ thể của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2. Huy động và lồng ghép các nguồn vốn khác
a) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các địa phương chủ động thực hiện huy động và lồng ghép các nguồn vốn nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cao nhất.
b) Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hỗ trợ, tài trợ các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn thực hiện Chương trình.
3. Nguồn vốn vay tín dụng chính sách
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.
4. Quản lý, thanh quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 24. Tổ chức triển khai thực hiện
1. UBND cấp tỉnh giao Chủ trì dự án cấp tỉnh là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nội dung số 01 thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 3 ở địa phương.
2. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định, đạt các mục tiêu và chỉ tiêu Chương trình đã đề ra.
1. Doanh nghiệp, HTX đang hoạt động trên địa bàn các xã ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS&MN có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất.
2. Các doanh nghiệp, HTX mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.
3. Các trường đại học có đông sinh viên dân tộc thiểu số theo học và có các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại các xã đặc ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.
4. Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại các xã, thôn vùng đồng bào DTTS&MN.
Ngoài các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Thông tư này, việc triển khai thực hiện nội dung thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Mỗi xã ĐBKK có tối thiểu 1 mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp được hỗ trợ. Mô hình được hỗ trợ phải tạo việc làm, có hợp đồng thu mua sản phẩm cho ít nhất 15 hộ gia đình thuộc địa bàn xã khu vực III.
2. Ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc có từ 50% trở lên số lao động là phụ nữ tham gia mô hình, các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được hỗ trợ bằng nguồn vốn của Chương trình.
3. Mỗi mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp khi được lựa chọn hỗ trợ sẽ được nhận hỗ trợ theo giai đoạn không quá 3 năm dưới các hình thức: hỗ trợ một phần chi phí thực hiện mô hình, hỗ trợ cung cấp thông tin, hỗ trợ kết nối cá nhân/tổ chức chủ trì mô hình được tham gia các hoạt động của Hệ sinh thái thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh phát triển bền vững và mở rộng, phát huy hiệu quả đầu tư của Chương trình.
Điều 27. Nội dung thực hiện và định mức hỗ trợ
Các nội dung, định mức hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
1. UBND cấp tỉnh giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư (sau đây gọi tắt là Chủ trì khởi nghiệp cấp tỉnh), phối hợp với sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư hằng năm và cả giai đoạn. UBND cấp huyện giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư (sau đây gọi tắt là Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện) phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt.
2. Căn cứ vào quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền, các cơ quan được giao thực hiện xây dựng kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
3. Quy trình phê duyệt kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư
a) UBND cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ các mô hình thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp gửi Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện tổng hợp; Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng ban liên quan rà soát, xác định danh mục và lập kế hoạch hỗ trợ các mô hình cấp xã trình UBND cấp huyện phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện.
b) Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư gửi Chủ trì khởi nghiệp cấp tỉnh tổng hợp trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
1. Thông báo và tiếp nhận đề xuất dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học
a) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở các trường đại học có đông sinh viên dân tộc thiểu số, gửi thông báo về việc đăng ký nhu cầu hỗ trợ dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN.
b) Văn phòng Điều phối Chương trình là đầu mối tiếp nhận và tổng hợp danh sách các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN.
2. Lựa chọn và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học
Văn phòng điều phối Chương trình chủ trì tham mưu thành lập Hội đồng tuyển chọn các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN làm cơ sở trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các dự án để tổ chức thực hiện.
3. Tổ chức triển khai vận hành các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học
Căn cứ vào danh sách các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN của các trường đại học được lựa chọn, Văn phòng điều phối Chương trình ký hợp đồng với các trường đại học để triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch cho cả giai đoạn và hằng năm.
Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 02/2022/TT-UBDT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hầu A Lềnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 13. Đối tượng
- Điều 14. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 15. Nội dung hỗ trợ
- Điều 16. Tổ chức triển khai thực hiện
- Điều 17. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 18. Xây dựng kế hoạch và danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
- Điều 19. Quản lý, tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
- Điều 20. Quản lý, tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng
- Điều 21. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng do các Bộ, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện
- Điều 22. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ và hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
- Điều 23. Phân bổ, quản lý, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Điều 24. Tổ chức triển khai thực hiện
- Điều 25. Đối tượng
- Điều 26. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 27. Nội dung thực hiện và định mức hỗ trợ
- Điều 28. Quy trình lập và phê duyệt kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư ở địa phương
- Điều 29. Quy trình lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ vận hành các dự án Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học
- Điều 30. Đối tượng
- Điều 31. Nội dung thực hiện
- Điều 32. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 33. Cơ chế thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng
- Điều 34. Duy tu, bảo dưỡng và quản lý, vận hành công trình
- NỘI DUNG SỐ 01: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC
- Điều 38. Đối tượng
- Điều 39. Nguyên tắc bồi dưỡng
- Điều 40. Chương trình, hình thức bồi dưỡng
- Điều 41. Chương trình, tài liệu, chứng chỉ bồi dưỡng
- Điều 42. Phân công bồi dưỡng
- Điều 43. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 44. Giảng viên, báo cáo viên
- Điều 45. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
- Điều 46. Phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi
- NỘI DUNG SỐ 02: ĐÀO TẠO DỰ BỊ ĐẠI HỌC, ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC
- Điều 47. Đối tượng
- Điều 48. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 49. Phân bổ kinh phí, nội dung chi và mức chi
- Điều 50. Đối tượng
- Điều 51. Nội dung thực hiện
- Điều 52. Lập kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực
- Điều 53. Phạm vi
- Điều 54. Nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù
- Điều 55. Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế
- Điều 56. Hỗ trợ bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào DTTS
- Điều 57. Nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù
- Điều 58. Hỗ trợ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung
- Điều 59. Tổ chức triển khai thực hiện
- Điều 60. Truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Điều 61. Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép
- Điều 62. Duy trì và triển khai Mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao
- Điều 63. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết
- Điều 64. Biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN
- Điều 65. Phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN
- Điều 66. Kinh phí thực hiện
- PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN
- Điều 67. Đối tượng
- Điều 68. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 69. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động
- Điều 70. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng đồng bào DTTS&MN
- CẤP MỘT SỐ ẤN PHẨM BÁO, TẠP CHÍ VÀ NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI HÌNH THỨC CUNG CẤP THÔNG TIN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐẶC THÙ CỦA VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
- Điều 71. Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS&MN, vùng ĐBKK
- Điều 72. Quản lý và sử dụng ấn phẩm báo, tạp chí
- Điều 73. Tổ chức triển khai thực hiện
- Điều 74. Đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng ĐBKK theo Quyết định số 45/QĐ-TTg
- XÂY DỰNG BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG ĐỦ NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC VÀ THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN HIỆU QUẢ, KỊP THỜI VỀ ĐỀ ÁN TỔNG THỂ VÀ CHƯƠNG TRÌNH
- Điều 75. Nội dung thực hiện
- Điều 76. Tổ chức triển khai thực hiện
- XÂY DỰNG TẠP CHÍ DÂN TỘC ĐIỆN TỬ
- Điều 77. Nội dung thực hiện
- Điều 78. Tổ chức triển khai thực hiện
- TUYÊN TRUYỀN, TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI THAM GIA TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
- Điều 79. Đối tượng
- Điều 80. Nội dung, ngôn ngữ và hình thức thực hiện
- Điều 81. Phương thức thực hiện
- Điều 82. Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030
- Điều 83. Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị, hội thảo, buổi làm việc trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình