Chương 3 Pháp lệnh Giá năm 2002
HOẠT ĐỘNG VỀ GIÁ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH
Điều 27. Định giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh định giá hàng hoá, dịch vụ của mình theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành các hành vi sau đây:
1. Cấu kết với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác để liên kết độc quyền về giá, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
2. Bán phá giá hàng hoá, dịch vụ;
3. Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
4. Định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình;
5. Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ;
6. Lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá;
7. Các hành vi khác do pháp luật quy định.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và mua bán đúng giá đã niêm yết.
Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các quyền sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ, trừ những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá;
b) Quyết định giá hàng hoá, dịch vụ trong khung giá, giới hạn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
c) Khiếu nại quyết định về giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của mình;
d) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giá;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và chấp hành đúng mức giá đó;
b) Cung cấp thông tin về giá, các quyết định giá hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá;
c) Chấp hành các biện pháp của Nhà nước nhằm bình ổn giá thị trường quy định tại Pháp lệnh này;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh Giá năm 2002
- Số hiệu: 40/2002/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 26/04/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: 01/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc quản lý giá
- Điều 3. Giám sát thi hành pháp luật về giá
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá
- Điều 8. Căn cứ định giá
- Điều 9. Thẩm quyền định giá
- Điều 10. Điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá
- Điều 11. Hiệp thương giá
- Điều 12. Kết quả hiệp thương giá
- Điều 13. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá
- Điều 14. Doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 15. Hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 16. Tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá
- Điều 17. Kết quả thẩm định giá
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 19. Nhà nước kiểm soát giá độc quyền
- Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền
- Điều 21. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá
- Điều 22. Cấm bán phá giá
- Điều 23. Các hành vi không bị coi là hành vi bán phá giá
- Điều 24. Khiếu nại, tố cáo hành vi bán phá giá
- Điều 25. Điều tra, xử lý hành vi bán phá giá
- Điều 26. Biện pháp xử lý hành vi bán phá giá
- Điều 27. Định giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Điều 28. Các hành vi bị cấm
- Điều 29. Niêm yết giá
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá
- Điều 31. Nội dung quản lý nhà nước về giá
- Điều 32. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá
- Điều 33. Tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về giá