Mục 5 Chương 2 Pháp lệnh Giá năm 2002
Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi bán phá giá.
Điều 23. Các hành vi không bị coi là hành vi bán phá giá
1. Các hành vi sau đây không bị coi là hành vi bán phá giá:
a) Hạ giá bán hàng tươi sống;
b) Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
c) Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;
d) Hạ giá bán hàng hoá để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh.
2. Các trường hợp hạ giá bán quy định tại khoản 1 Điều này phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá.
Điều 24. Khiếu nại, tố cáo hành vi bán phá giá
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các hành vi bán phá giá.
Điều 25. Điều tra, xử lý hành vi bán phá giá
1. Khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi bán phá giá hoặc phát hiện được hành vi bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá phải tổ chức điều tra hành vi bán phá giá.
2. Nội dung điều tra hành vi bán phá giá:
a) Xác minh hành vi bán phá giá;
b) Xác định thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra đối với lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.
3. Căn cứ vào kết quả điều tra, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi bán phá giá.
Điều 26. Biện pháp xử lý hành vi bán phá giá
1. Quyết định giá bán tối thiểu nhưng không làm hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
2. Xử lý vi phạm hành chính.
3. Buộc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán phá giá phải bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị tổn thất do hành vi bán phá giá gây ra.
4. Người có hành vi bán phá giá có dấu hiệu phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh Giá năm 2002
- Số hiệu: 40/2002/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 26/04/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: 01/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc quản lý giá
- Điều 3. Giám sát thi hành pháp luật về giá
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá
- Điều 8. Căn cứ định giá
- Điều 9. Thẩm quyền định giá
- Điều 10. Điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá
- Điều 11. Hiệp thương giá
- Điều 12. Kết quả hiệp thương giá
- Điều 13. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá
- Điều 14. Doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 15. Hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 16. Tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá
- Điều 17. Kết quả thẩm định giá
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 19. Nhà nước kiểm soát giá độc quyền
- Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền
- Điều 21. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá
- Điều 22. Cấm bán phá giá
- Điều 23. Các hành vi không bị coi là hành vi bán phá giá
- Điều 24. Khiếu nại, tố cáo hành vi bán phá giá
- Điều 25. Điều tra, xử lý hành vi bán phá giá
- Điều 26. Biện pháp xử lý hành vi bán phá giá
- Điều 27. Định giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Điều 28. Các hành vi bị cấm
- Điều 29. Niêm yết giá
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá
- Điều 31. Nội dung quản lý nhà nước về giá
- Điều 32. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá
- Điều 33. Tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về giá