Mục 1 Chương 3 Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
Mục 1: MẠNG VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Điều 32. Thiết bị đầu cuối và mạng nội bộ
1. Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của người sử dụng được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
2. Thiết bị đầu cuối công cộng là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của doanh nghiệp viễn thông được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
3. Mạng nội bộ là hệ thống thiết bị viễn thông do một tổ chức, cá nhân thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được toàn quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ thông tin nội bộ.
4. Người sử dụng dịch vụ viễn thông tự thiết kế, lắp đặt hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ của mình cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
5. Thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ khi đấu nối vào mạng viễn thông công cộng phải tuân theo các quy định về hợp chuẩn thiết bị và về sử dụng tần số vô tuyến điện.
6. Việc đấu nối, hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ vào mạng viễn thông công cộng do doanh nghiệp viễn thông thực hiện thông qua hợp đồng giao kết với người sử dụng dịch vụ.
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
1. Mạng viễn thông bao gồm mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn.
2. Hoạt động của mạng viễn thông không được gây hại đến môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động kinh tế - xã hội không được gây nhiễu có hại, làm hỏng đường cáp viễn thông, ăng ten, hệ thống thiết bị viễn thông và gây hại đến các hoạt động khác của mạng viễn thông.
Điều 34. Mạng viễn thông công cộng
1. Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ viễn thông. Mạng viễn thông công cộng được xây dựng và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các công trình viễn thông công cộng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phải có trong quy hoạch, thiết kế tổng thể xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ.
3. Các công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển; các đường truyền dẫn được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện để thuận tiện cho việc xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình.
4. Các điểm phục vụ công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Điều 35. Mạng viễn thông dùng riêng
Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng.
Điều 36. Mạng viễn thông chuyên dùng
Mạng viễn thông chuyên dùng là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Chính phủ quy định cụ thể về việc thiết lập và hoạt động của các mạng viễn thông chuyên dùng.
1. Dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin;
b) Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet;
c) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế;
d) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet;
đ) Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định và công bố danh mục cụ thể các dịch vụ viễn thông quy định tại Điều này.
Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
- Số hiệu: 43/2002/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/05/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: 01/10/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Vị trí của bưu chính, viễn thông
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bưu chính, viễn thông
- Điều 6. Bảo vệ an toàn mạng bưu chính, mạng viễn thông và an ninh thông tin
- Điều 7. Các trường hợp được ưu tiên phục vụ
- Điều 8. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư, dịch vụ viễn thông
- Điều 9. Bảo đảm bí mật thông tin
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Mạng bưu chính công cộng
- Điều 12. Mạng chuyển phát
- Điều 13. Mạng bưu chính chuyên dùng
- Điều 14. Mã bưu chính
- Điều 15. Dịch vụ bưu chính
- Điều 16. Dịch vụ bưu chính công ích
- Điều 17. Nhận gửi và phát thư, bưu phẩm, bưu kiện
- Điều 18. Cấm gửi trong thư, bưu phẩm, bưu kiện
- Điều 19. Ưu tiên vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện
- Điều 20. Thực hiện thủ tục hải quan
- Điều 23. Bưu chính Việt Nam
- Điều 24. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 25. Đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 26. Người sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 27. Giá cước dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 28. Giấy phép bưu chính
- Điều 29. Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 32. Thiết bị đầu cuối và mạng nội bộ
- Điều 33. Mạng viễn thông
- Điều 34. Mạng viễn thông công cộng
- Điều 35. Mạng viễn thông dùng riêng
- Điều 36. Mạng viễn thông chuyên dùng
- Điều 37. Dịch vụ viễn thông
- Điều 38. Doanh nghiệp viễn thông
- Điều 39. Doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của chủ mạng viễn thông dùng riêng
- Điều 41. Đại lý dịch vụ viễn thông
- Điều 42. Người sử dụng dịch vụ viễn thông
- Điều 43. Kết nối các mạng viễn thông
- Điều 44. Giá cước dịch vụ viễn thông
- Điều 47. Xây dựng quy hoạch đánh số viễn thông và tài nguyên Internet
- Điều 48. Quản lý kho số viễn thông và tài nguyên Internet
- Điều 49. Dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 50. Thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 51. Quản lý việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 52. Hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông
- Điều 53. Quản lý tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông
- Điều 54. Đo kiểm và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng
- Điều 57. Quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh
- Điều 58. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện
- Điều 59. Phân bổ băng tần phục vụ quốc phòng, an ninh
- Điều 60. Sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn
- Điều 61. Phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện
- Điều 62. Các loại giấy phép tần số vô tuyến điện
- Điều 63. Các loại thiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện
- Điều 64. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 65. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện
- Điều 66. Chứng chỉ Vô tuyến điện viên
- Điều 67. Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện
- Điều 68. Xử lý nhiễu có hại
- Điều 69. Quản lý tương thích điện từ
- Điều 70. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông
- Điều 71. Nội dung hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông