Mục 3 Chương 2 Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
Mục 3: CÁC BÊN THAM GIA CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
1. Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng.
2. Bưu chính Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thiết lập mạng bưu chính công cộng rộng khắp trong cả nước để cung cấp dịch vụ trong nước và ngoài nước;
b) Cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác do Nhà nước giao;
c) Bảo vệ an toàn mạng bưu chính của mình và bảo đảm an ninh thông tin;
d) Thực hiện hạch toán riêng các dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính bắt buộc, dịch vụ bưu chính dành riêng;
đ) Cung cấp đầy đủ, chính xác mọi thông tin về dịch vụ cho người sử dụng tại nơi giao dịch hoặc trên các ấn phẩm giao dịch;
e) Sử dụng tên "Bưu chính Việt Nam" trong mọi hoạt động của doanh nghiệp;
g) Sử dụng mạng bưu chính công cộng để kinh doanh các dịch vụ tài chính, tiết kiệm, chuyển tiền, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
h) Sử dụng phương tiện vận tải chuyên ngành để vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện. Phương tiện vận tải chuyên ngành phải sơn màu thống nhất, có tên hoặc biểu trưng của Bưu chính Việt Nam và được ưu tiên khi tham gia giao thông theo quy định của pháp luật;
i) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Bưu chính Việt Nam do Chính phủ quy định.
Điều 24. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và các điều kiện về khối lượng thư, chất lượng, giá cước dịch vụ chuyển phát thư.
Điều 25. Đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư
1. Đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư là tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân danh doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý để hưởng hoa hồng. Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản.
2. Đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư theo đúng loại hình, chất lượng và giá cước dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng đại lý;
b) Được doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để bảo đảm cho việc cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư;
c) Chấp hành các quy định về cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư và các thoả thuận trong hợp đồng đại lý;
d) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Người sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
1. Người sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư thông qua việc giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.
2. Người sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ mà mình sử dụng;
b) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát thư, bưu phẩm, bưu kiện của doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư tới địa chỉ của mình và lắp đặt hộp thư tại vị trí thuận tiện cho việc phát thư, bưu phẩm;
d) Dùng đúng tên, địa chỉ của mình khi sử dụng dịch vụ; chỉ được dùng tên, địa chỉ của người khác khi được người đó cho phép;
đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Giá cước dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giá cước dịch vụ bưu chính quan trọng có tác động đến nhiều ngành và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quyết định giá cước dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng và khung giá cước dịch vụ chuyển phát thư trên cơ sở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển bưu chính trong từng thời kỳ.
Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
- Số hiệu: 43/2002/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/05/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: 01/10/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Vị trí của bưu chính, viễn thông
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bưu chính, viễn thông
- Điều 6. Bảo vệ an toàn mạng bưu chính, mạng viễn thông và an ninh thông tin
- Điều 7. Các trường hợp được ưu tiên phục vụ
- Điều 8. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư, dịch vụ viễn thông
- Điều 9. Bảo đảm bí mật thông tin
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Mạng bưu chính công cộng
- Điều 12. Mạng chuyển phát
- Điều 13. Mạng bưu chính chuyên dùng
- Điều 14. Mã bưu chính
- Điều 15. Dịch vụ bưu chính
- Điều 16. Dịch vụ bưu chính công ích
- Điều 17. Nhận gửi và phát thư, bưu phẩm, bưu kiện
- Điều 18. Cấm gửi trong thư, bưu phẩm, bưu kiện
- Điều 19. Ưu tiên vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện
- Điều 20. Thực hiện thủ tục hải quan
- Điều 23. Bưu chính Việt Nam
- Điều 24. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 25. Đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 26. Người sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 27. Giá cước dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 28. Giấy phép bưu chính
- Điều 29. Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư
- Điều 32. Thiết bị đầu cuối và mạng nội bộ
- Điều 33. Mạng viễn thông
- Điều 34. Mạng viễn thông công cộng
- Điều 35. Mạng viễn thông dùng riêng
- Điều 36. Mạng viễn thông chuyên dùng
- Điều 37. Dịch vụ viễn thông
- Điều 38. Doanh nghiệp viễn thông
- Điều 39. Doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của chủ mạng viễn thông dùng riêng
- Điều 41. Đại lý dịch vụ viễn thông
- Điều 42. Người sử dụng dịch vụ viễn thông
- Điều 43. Kết nối các mạng viễn thông
- Điều 44. Giá cước dịch vụ viễn thông
- Điều 47. Xây dựng quy hoạch đánh số viễn thông và tài nguyên Internet
- Điều 48. Quản lý kho số viễn thông và tài nguyên Internet
- Điều 49. Dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 50. Thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 51. Quản lý việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 52. Hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông
- Điều 53. Quản lý tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông
- Điều 54. Đo kiểm và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng
- Điều 57. Quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh
- Điều 58. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện
- Điều 59. Phân bổ băng tần phục vụ quốc phòng, an ninh
- Điều 60. Sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn
- Điều 61. Phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện
- Điều 62. Các loại giấy phép tần số vô tuyến điện
- Điều 63. Các loại thiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện
- Điều 64. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 65. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện
- Điều 66. Chứng chỉ Vô tuyến điện viên
- Điều 67. Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện
- Điều 68. Xử lý nhiễu có hại
- Điều 69. Quản lý tương thích điện từ
- Điều 70. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông
- Điều 71. Nội dung hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông