Điều 26 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Điều 26. Nội dung chủ yếu của dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
1. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh được gọi là quy hoạch “mềm” có tính chất định hướng và phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh bao gồm:
a) Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
b) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất.
c) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành. Phân tích cung cầu trên thế giới và khu vực; phân tích tình hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước.
d) Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao động).
đ) Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với các công trình then chốt và phương án bảo vệ môi trường.
e) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện.
g) Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện, trong đó có chia ra bước đi cho 5 năm đầu tiên; tổ chức thực hiện quy hoạch.
h) Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành trên bản đồ quy hoạch.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng.
Quy hoạch phát triển các ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng (gồm cả kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội) được gọi là quy hoạch “cứng” có thời gian định hướng quy hoạch là 20 năm hoặc xa hơn và có tính ổn định lâu dài, tính ràng buộc cao.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng gồm:
a) Xác định nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.
b) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch.
c) Luận chứng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ.
d) Luận chứng các giải pháp, công trình ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện.
3. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sản phẩm chủ yếu bao gồm:
a) Xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường nước ngoài của sản phẩm.
b) Phân tích hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm.
c) Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm.
d) Luận chứng các phương án phát triển và khuyến nghị phương án phân bố sản xuất trên các vùng và các tỉnh.
đ) Xác định các giải pháp, cơ chế, chính sách, phương hướng hợp tác quốc tế.
e) Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên bản đồ quy hoạch.
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Số hiệu: 92/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/09/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 43 đến số 44
- Ngày hiệu lực: 08/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 5. Thời kỳ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 6. Nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 7. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 8. Kinh phí lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 9. Định mức đơn giá chi phí cho lập, thẩm định dự án quy hoạch
- Điều 10. Trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch
- Điều 11. Quản lý quy hoạch
- Điều 12. Nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước
- Điều 13. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước
- Điều 14. Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước
- Điều 15. Các vùng sau đây phải lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 16. Nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
- Điều 17. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
- Điều 18. Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
- Điều 19. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh
- Điều 20. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
- Điều 21. Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh
- Điều 22. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện
- Điều 23. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
- Điều 24. Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
- Điều 25. Các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu sau đây phải lập quy hoạch phát triển
- Điều 26. Nội dung chủ yếu của dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
- Điều 27. Căn cứ lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
- Điều 28. Trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
- Điều 29. Hồ sơ thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 30. Nội dung thẩm định các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 31. Thẩm quyền thẩm định các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 32. Về hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 33. Nội dung phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 35. Xử lý vi phạm