Chương 4 Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước.
2. Cơ quan tài chính:
a) Hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo giám sát tài chính của các cơ quan đại diện chủ sở hữu để báo cáo Chính phủ về hiệu quả hoạt động và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; báo cáo Chính phủ về hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ;
b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
a) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Giám sát việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
- Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư);
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;
- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
c) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
d) Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
a) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động;
c) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
d) Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các mẫu biểu, chỉ tiêu báo cáo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Việc giám sát tài chính thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu do Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Ban Kiểm soát doanh nghiệp thực hiện kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm cuối cùng về giám sát doanh nghiệp, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cá nhân được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao thực hiện giám sát doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm đối với những việc được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: Việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 35. Chế độ báo cáo giám sát tài chính
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
a) Báo cáo giám sát tài chính
Định kỳ sáu (06) tháng và hằng năm, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại
Thời gian gửi báo cáo giám sát tài chính sáu (06) tháng và hằng năm thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
b) Báo cáo kết quả giám sát tài chính
- Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ quản lý ngành thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn do Bộ quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Bộ quản lý ngành tổng hợp kết quả giám sát đối với công ty có phần vốn nhà nước vào Báo cáo kết quả giám sát tài chính của Bộ để gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp chuyển đổi, cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và giao Sở Tài chính tổng hợp kết quả giám sát tài chính và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 7 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm. Nội dung báo cáo bao gồm nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong phạm vi toàn quốc.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
a) Báo cáo giám sát tài chính
Định kỳ hằng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 33 và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu. Thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
b) Báo cáo Kết quả giám sát tài chính
Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp Báo cáo kết quả giám sát tài chính và gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
Điều 36. Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước
Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước để nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo hai nhóm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước để xem xét việc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư hay thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này; đồng thời làm căn cứ đánh giá, khen thưởng đối với Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm tiếp theo.
Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
- Điều 8. Chủ thể giám sát
- Điều 9. Nội dung giám sát
- Điều 10. Căn cứ thực hiện giám sát tài chính
- Điều 11. Phương thức giám sát
- Điều 12. Tổ chức giám sát
- Điều 13. Chủ thể giám sát
- Điều 14. Đối tượng giám sát
- Điều 15. Nội dung giám sát
- Điều 16. Phương thức giám sát
- Điều 17. Tổ chức giám sát
- Điều 18. Chủ thể giám sát
- Điều 19. Đối tượng giám sát
- Điều 20. Nội dung giám sát
- Điều 21. Căn cứ giám sát
- Điều 22. Phương thức giám sát
- Điều 23. Tổ chức giám sát
- Điều 24. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp
- Điều 25. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 26. Quy trình xử lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 27. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 28. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
- Điều 29. Căn cứ đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
- Điều 30. Phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp
- Điều 31. Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp
- Điều 32. Chủ thể giám sát
- Điều 33. Nội dung giám sát
- Điều 34. Phương thức giám sát
- Điều 35. Chế độ báo cáo giám sát tài chính
- Điều 36. Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 37. Đối tượng thực hiện công khai thông tin tài chính
- Điều 38. Mục đích và yêu cầu công khai thông tin tài chính
- Điều 39. Nội dung thông tin tài chính công khai theo định kỳ
- Điều 40. Phương thức công khai thông tin tài chính theo định kỳ
- Điều 41. Nội dung thông tin tài chính công khai bất thường
- Điều 42. Nội dung công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu
- Điều 43. Phương thức công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu