Mục 2 Chương 3 Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
Mục 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện giám sát gián tiếp đối với các công ty con, công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp thông qua công ty mẹ.
1. Đối tượng cần giám sát bởi công ty mẹ theo quy định tại
2. Đối tượng cần giám sát bởi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định tại
a) Công ty con của doanh nghiệp;
b) Công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp. Việc xác định công ty liên kết quan trọng do cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với công ty mẹ lựa chọn theo một trong các tiêu chí sau:
- Có tầm quan trọng chiến lược (về công nghệ, hoặc về thị trường, hoặc về tài chính) đối với sự phát triển của doanh nghiệp;
- Có tỷ lệ góp vốn của công ty mẹ trên 35% vốn điều lệ;
- Có mức vốn điều lệ đạt tiêu chí phân loại từ dự án nhóm B trở lên theo quy định của Luật Đầu tư công;
- Lợi nhuận dự kiến được chia từ công ty liên kết đóng góp trên 10% doanh thu (bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính) của doanh nghiệp trong năm báo cáo.
1. Đối với công ty con
a) Công ty mẹ thực hiện giám sát công ty con trên cơ sở tham khảo các nội dung giám sát quy định tại
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với cơ quan tài chính và công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính công ty con theo quy định tại các
2. Đối với công ty liên kết
a) Tình hình sản xuất kinh doanh: Biến động về doanh thu, biến động về lợi nhuận so với hai năm gần nhất;
b) Hiệu quả đầu tư vốn: Thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;
c) Khả năng thanh toán, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
d) Việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư.
3. Bộ Tài chính quy định các biểu mẫu “Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết” mà công ty mẹ phải gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính.
4. Công ty mẹ có trách nhiệm xây dựng biểu mẫu để thực hiện giám sát tài chính các công ty con, công ty liên kết theo nội dung quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát gián tiếp.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện giám sát gián tiếp công ty con, công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp.
3. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp cơ quan tài chính xem xét, quyết định thực hiện hình thức giám sát trực tiếp tại công ty mẹ hoặc công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Chủ động thống nhất với công ty mẹ danh sách các công ty con, công ty liên kết cần đưa vào Kế hoạch giám sát tài chính theo quy định tại Điểm đ
b) Giao công ty mẹ xây dựng Báo cáo giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp trong Kế hoạch giám sát tài chính;
c) Thu thập các báo cáo giám sát tài chính định kỳ của công ty mẹ đối với các công ty con, công ty liên kết trong Kế hoạch giám sát tài chính;
d) Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các rủi ro tài chính của các công ty con, công ty liên kết của các doanh nghiệp;
đ) Trường hợp phát hiện tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn có dấu hiệu rủi ro phải cảnh báo đồng thời yêu cầu công ty mẹ làm rõ nguyên nhân tại Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết kỳ gần nhất.
2. Trách nhiệm của cơ quan tài chính:
a) Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện kế hoạch giám sát các công ty con, công ty liên kết quan trọng của các doanh nghiệp;
b) Phân tích các rủi ro về tài chính của các công ty con, công ty liên kết để đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và công ty mẹ.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp: Thực hiện các quy định tại
a) Chủ động xây dựng chỉ tiêu giám sát tài chính, hiệu quả đầu tư vốn phù hợp đặc điểm, tình hình hoạt động của từng công ty con, công ty liên kết;
b) Lập kế hoạch giám sát tài chính các công ty con, công ty liên kết, đảm bảo thu thập và xử lý thông tin kịp thời; thống nhất danh sách công ty con, công ty liên kết quan trọng cần giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Lập Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết sáu (06) tháng và hàng năm gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp cùng với các báo cáo quy định tại Điểm d
Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết không đạt kế hoạch phê duyệt đầu kỳ, công ty mẹ phải giải trình và đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý đối với từng công ty con, công ty liên kết tại Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Khi có cảnh báo của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính về những rủi ro tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết, công ty mẹ phải xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục.
Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
- Điều 8. Chủ thể giám sát
- Điều 9. Nội dung giám sát
- Điều 10. Căn cứ thực hiện giám sát tài chính
- Điều 11. Phương thức giám sát
- Điều 12. Tổ chức giám sát
- Điều 13. Chủ thể giám sát
- Điều 14. Đối tượng giám sát
- Điều 15. Nội dung giám sát
- Điều 16. Phương thức giám sát
- Điều 17. Tổ chức giám sát
- Điều 18. Chủ thể giám sát
- Điều 19. Đối tượng giám sát
- Điều 20. Nội dung giám sát
- Điều 21. Căn cứ giám sát
- Điều 22. Phương thức giám sát
- Điều 23. Tổ chức giám sát
- Điều 24. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp
- Điều 25. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 26. Quy trình xử lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 27. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 28. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
- Điều 29. Căn cứ đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
- Điều 30. Phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp
- Điều 31. Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp
- Điều 32. Chủ thể giám sát
- Điều 33. Nội dung giám sát
- Điều 34. Phương thức giám sát
- Điều 35. Chế độ báo cáo giám sát tài chính
- Điều 36. Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 37. Đối tượng thực hiện công khai thông tin tài chính
- Điều 38. Mục đích và yêu cầu công khai thông tin tài chính
- Điều 39. Nội dung thông tin tài chính công khai theo định kỳ
- Điều 40. Phương thức công khai thông tin tài chính theo định kỳ
- Điều 41. Nội dung thông tin tài chính công khai bất thường
- Điều 42. Nội dung công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu
- Điều 43. Phương thức công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu