Mục 5 Chương 3 Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
Mục 5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP
Điều 28. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
- Tiêu chí 1. Doanh thu.
- Tiêu chí 2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
- Tiêu chí 3. Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Tiêu chí 4. Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
- Tiêu chí 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
Các tiêu chí 1, 2, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
- Do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;
- Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng;
- Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu;
- Kết quả xếp loại doanh nghiệp;
- Mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).
Điều 29. Căn cứ đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
1. Kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp;
2. Kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ sáu (06) tháng, hằng năm;
3. Báo cáo tài chính sáu (06) tháng, hằng năm;
4. Kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp;
5. Các vấn đề phát sinh có thể tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Điều 30. Phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp
1. Căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp quy định tại
Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp phải được lập căn cứ vào Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của ngành, các thay đổi về mặt pháp lý, kết quả hoạt động của năm trước, các nhiệm vụ chiến lược hoặc các nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch, các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế hoạch hằng năm phải bao gồm các mục tiêu tài chính cụ thể.
2. Việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao với kết quả thực hiện.
3. Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp.
a) Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, căn cứ kết quả phân loại cho từng tiêu chí 1, 2, 3 và tiêu chí 4 quy định tại
- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 2 và tiêu chí 4 được xếp loại A;
- Doanh nghiệp xếp loại C khi có tiêu chí 2 xếp loại C hoặc có tiêu chí, 2 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;
- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
b) Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thì căn cứ kết quả xếp loại cho từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 quy định tại
- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C và có tiêu chí 4 và tiêu chí 5 xếp loại A;
- Doanh nghiệp xếp loại C khi có tiêu chí 5 xếp loại C hoặc có tiêu chí 5 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;
- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều này.
Điều 31. Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp
1. Đối với doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Nghị định này và các chỉ tiêu do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập và gửi Báo cáo đánh giá và xếp loại hằng năm cho các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này để thẩm định và công bố xếp loại cho doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp là công ty mẹ gửi báo cáo đánh giá và xếp loại cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính, doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gửi báo cáo đánh giá và xếp loại cho cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp của các doanh nghiệp phải gửi theo thời gian do cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Quy định thời gian nộp Báo cáo đánh giá và xếp loại của các doanh nghiệp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, đảm bảo cơ quan đại diện chủ sở hữu có đủ thời gian thẩm định kết quả xếp loại trước ngày 31 tháng 5 hằng năm;
b) Công khai chỉ tiêu đánh giá, xếp loại các doanh nghiệp, đồng thời gửi Bộ Tài chính chỉ tiêu đánh giá, xếp loại các doanh nghiệp để phối hợp đánh giá;
c) Thẩm định Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của các doanh nghiệp do mình thành lập hoặc được giao quản lý;
d) Lập Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp, tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp nhà nước, gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo;
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
3. Bộ Tài chính;
a) Tham gia ý kiến với các cơ quan đại diện chủ sở hữu về xếp loại doanh nghiệp trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Lập Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp, tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp nhà nước, báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
- Điều 8. Chủ thể giám sát
- Điều 9. Nội dung giám sát
- Điều 10. Căn cứ thực hiện giám sát tài chính
- Điều 11. Phương thức giám sát
- Điều 12. Tổ chức giám sát
- Điều 13. Chủ thể giám sát
- Điều 14. Đối tượng giám sát
- Điều 15. Nội dung giám sát
- Điều 16. Phương thức giám sát
- Điều 17. Tổ chức giám sát
- Điều 18. Chủ thể giám sát
- Điều 19. Đối tượng giám sát
- Điều 20. Nội dung giám sát
- Điều 21. Căn cứ giám sát
- Điều 22. Phương thức giám sát
- Điều 23. Tổ chức giám sát
- Điều 24. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp
- Điều 25. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 26. Quy trình xử lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 27. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt
- Điều 28. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
- Điều 29. Căn cứ đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
- Điều 30. Phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp
- Điều 31. Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp
- Điều 32. Chủ thể giám sát
- Điều 33. Nội dung giám sát
- Điều 34. Phương thức giám sát
- Điều 35. Chế độ báo cáo giám sát tài chính
- Điều 36. Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 37. Đối tượng thực hiện công khai thông tin tài chính
- Điều 38. Mục đích và yêu cầu công khai thông tin tài chính
- Điều 39. Nội dung thông tin tài chính công khai theo định kỳ
- Điều 40. Phương thức công khai thông tin tài chính theo định kỳ
- Điều 41. Nội dung thông tin tài chính công khai bất thường
- Điều 42. Nội dung công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu
- Điều 43. Phương thức công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu