Mục 1 Chương 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Điều 6. Đối tượng liên kết giáo dục
Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.
Điều 7. Chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo
1. Chương trình giáo dục.
a) Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;
b) Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;
2. Quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.
3. Đội ngũ nhà giáo.
a) Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
c) Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
Điều 8. Đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Việc đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi, công nhận hoàn thành chương trình giáo dục, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước sở tại nơi cung cấp chương trình giáo dục.
2. Người học hoàn thành chương trình giáo dục tích hợp cấp trung học phổ thông phải được cấp văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp và liên kết giáo dục
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục:
a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên đối với các nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác;
c) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác;
d) Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;
đ) Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;
e) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
g) Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết; giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết; cơ sở vật chất, thiết bị; danh sách giáo viên dự kiến kèm theo lý lịch chuyên môn; đối tượng, tiêu chí và quy mô tuyển sinh; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (nếu có); biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí; sự hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, học sinh.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;
c) Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;
d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 10. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục
1. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài;
b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại
d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, sở giáo dục và đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả thẩm định chương trình tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo quyết định phê duyệt liên kết giáo dục theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp liên kết giáo dục không được phê duyệt thì sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.
2. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp.
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Sở giáo dục và đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại
d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho sở giáo dục và đào tạo đã nộp hồ sơ.
Điều 11. Thời hạn liên kết giáo dục
Thời hạn của liên kết giáo dục không quá 05 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
Điều 12. Gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục
1. Việc gia hạn liên kết giáo dục phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết giáo dục hết thời hạn.
2. Điều kiện gia hạn:
a) Các bên liên kết thực hiện đúng quy định trong quyết định phê duyệt liên kết;
b) Không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép;
c) Thỏa thuận hoặc Hợp đồng hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin theo quy định tại
4. Thẩm quyền, thủ tục, phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh:
a) Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bưu điện đến cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục; nếu liên kết giáo dục không được gia hạn hoặc điều chỉnh thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp thì thực hiện theo quy định tại
Điều 13. Đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục
1. Liên kết giáo dục bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định tại
2. Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị đình chỉ tuyển sinh.
a) Khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
b) Bảo đảm học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập;
c) Báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt liên kết về kết quả khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh để cho phép hoạt động trở lại.
3. Liên kết giáo dục chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
b) Theo đề nghị của các bên liên kết;
c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
d) Vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt.
4. Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị chấm dứt hoạt động liên kết trước thời hạn.
a) Bảo đảm cho học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập đến hết cấp học;
b) Bồi hoàn cho học sinh các khoản chi phí học sinh đã nộp trong trường hợp liên kết bị chấm dứt hoạt động;
c) Thanh toán các khoản tiền lương, tiền công, thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể phù hợp với quy định của pháp luật lao động;
d) Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
5. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền chấm dứt liên kết.
a) Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền chấm dứt liên kết;
b) Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết bao gồm: Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản;
c) Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; nếu liên kết giáo dục chưa được chấm dứt thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
đ) Trường hợp liên kết giáo dục bị chấm dứt theo quy định tại điểm c và d khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt liên kết.
Điều 14. Trách nhiệm của các bên liên kết giáo dục
1. Tổ chức thực hiện quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết.
2. Cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến liên kết trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục và chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.
3. Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài cấp cho học sinh.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện chế độ báo cáo như sau:
a) Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm gửi báo cáo việc thực hiện liên kết theo từng năm học cho sở giáo dục và đào tạo trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
b) Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu: Việc thực hiện quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị;
c) Trên cơ sở báo cáo của các bên tham gia liên kết, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 11 hàng năm;
d) Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Số hiệu: 86/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 735 đến số 736
- Ngày hiệu lực: 01/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Lĩnh vực giáo dục được phép hợp tác, đầu tư
- Điều 4. Bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 5. Tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 6. Đối tượng liên kết giáo dục
- Điều 7. Chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo
- Điều 8. Đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp và liên kết giáo dục
- Điều 10. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục
- Điều 11. Thời hạn liên kết giáo dục
- Điều 12. Gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục
- Điều 13. Đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục
- Điều 14. Trách nhiệm của các bên liên kết giáo dục
- Điều 15. Đối tượng, hình thức liên kết
- Điều 16. Phạm vi, quy mô, tuyển sinh và ngôn ngữ giảng dạy trong liên kết đào tạo
- Điều 17. Chương trình đào tạo
- Điều 18. Cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm
- Điều 19. Đội ngũ giảng viên
- Điều 20. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ
- Điều 21. Hồ sơ phê duyệt liên kết đào tạo và liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
- Điều 22. Thẩm quyền phê duyệt
- Điều 23. Thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo và liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
- Điều 24. Thời hạn liên kết
- Điều 25. Gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
- Điều 26. Đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài
- Điều 27. Trách nhiệm của các bên liên kết và chế độ báo cáo
- Điều 28. Loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 29. Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 30. Thời hạn hoạt động
- Điều 31. Trình tự cho phép thành lập
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 33. Điều kiện về giáo dục để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 34. Thẩm quyền, thủ tục thẩm định điều kiện về giáo dục
- Điều 36. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 37. Chương trình giáo dục
- Điều 38. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 39. Tiếp nhận học sinh Việt Nam
- Điều 40. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 41. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 42. Thủ tục cho phép thành lập
- Điều 45. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 46. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 47. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 48. Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 49. Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 50. Đình chỉ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 51. Giải thể, chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 52. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
- Điều 53. Điều kiện cho phép tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
- Điều 54. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 55. Đặt tên văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 56. Thời hạn hoạt động
- Điều 57. Thẩm quyền liên quan đến thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện
- Điều 58. Thủ tục cho phép thành lập
- Điều 59. Đăng ký hoạt động
- Điều 60. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập
- Điều 61. Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện