Điều 30 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
1. Sửa lỗi
Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:
- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;
- Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.
Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa lỗi.
b) Các lỗi khác:
- Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;
- Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;
- Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì đây là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;
- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;
- Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiện sửa lỗi số học (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;
- Trường hợp có khác biệt giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp thì căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.
Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.
2. Hiệu chỉnh các sai lệch
Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều dưỡng những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:
Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc trong dự toán;
Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 4. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
- Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu
- Điều 6. Chi phí trong đấu thầu
- Điều 7. Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu
- Điều 8. Quy định về thời gian trong đấu thầu
- Điều 9. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
- Điều 10. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
- Điều 11. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 12. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 16. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 17. Tổ chức đấu thầu
- Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 19. Đàm phán hợp đồng
- Điều 20. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 21. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 23. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 24. Quy định chung đối với tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
- Điều 25. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
- Điều 26. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
- Điều 27. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế)
- Điều 28. Tổ chức đấu thầu
- Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
- Điều 31. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 32. Bảo đảm dự thầu
- Điều 33. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
- Điều 34. Quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa chọn đối tác đầu tư
- Điều 35. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn I
- Điều 36. Tổ chức đấu thầu giai đoạn I
- Điều 37. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn II
- Điều 38. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II
- Điều 39. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 42. Mua sắm trực tiếp
- Điều 43. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
- Điều 44. Tự thực hiện
- Điều 45. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
- Điều 46. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 47. Thành phần hợp đồng
- Điều 48. Hình thức hợp đồng trọn gói
- Điều 49. Hình thức hợp đồng theo đơn giá
- Điều 50. Hình thức hợp đồng theo thời gian
- Điều 51. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm
- Điều 52. Điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng
- Điều 53. Hồ sơ thanh toán
- Điều 54. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 56. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương
- Điều 57. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp
- Điều 58. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định
- Điều 60. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 61. Giải quyết kiến nghị
- Điều 62. Hội đồng tư vấn
- Điều 63. Nguyên tắc và thẩm quyền xử lý vi phạm
- Điều 64. Hình thức phạt tiền
- Điều 65. Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
- Điều 66. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 67. Mẫu tài liệu đấu thầu
- Điều 68. Bảo hành
- Điều 69. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
- Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
- Điều 71. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 72. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 73. Quản lý nhà thầu nước ngoài
- Điều 74. Kiểm tra về đấu thầu
- Điều 75. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng