Chương 5 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP
1. Sơ tuyển nhà thầu thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.
2. Lập hồ sơ mời thầu
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);
- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; Điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác liên quan.
b) Nội dung hồ sơ mời thầu:
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các thông tin đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển và cập nhật thông tin về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
- Trường hợp gói thầu cần sử dụng lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ, chuyên gia nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu; nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ;
- Hợp đồng mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hóa từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” san nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp; trong trường hợp cần thiết, đối với hàng hóa thông thường, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối;
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại
Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;
Nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp không đáp ứng điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên gói thầu, tên nhà thầu (trường hợp đối với nhà thầu liên danh theo quy định tại
Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
Đơn dự thầu không hợp lệ;
Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;
Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản 21 Điều 2 của Luật sửa đổi;
Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.
3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu
Thực hiện theo quy định tại
4. Mời thầu
a) Thông báo mời thầu
Đối với đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển, phải thực hiện đăng tải thông báo mời thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
b) Gửi thư mời thầu
áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi đã qua sơ tuyển. Bên mời thầu gửi thư mời thầu theo mẫu nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này tới nhà thầu trong danh sách ngắn. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Điều 24. Quy định chung đối với tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
1. Sử dụng phương pháp chấm điểm
a) Sử dụng thang điểm (100, 1.000, ...) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảo đảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa của nội dung công việc tương ứng.
b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đạt số điểm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật.
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi số điểm được đánh giá cho từng nội dung công việc không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu của nội dung công việc tương ứng và điểm tổng hợp của các nội dung không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật của cả gói thầu.
2. Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”
a) Tiêu chuẩn đánh giá
Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại
b) Hồ sơ dự thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “đạt” hoặc “chấp nhận được”.
Điều 25. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:
a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan tới gói thầu;
b) Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan tới gói thầu;
c) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại
a) Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác;
b) Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;
c) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;
d) Khả năng thích ứng về mặt địa lý;
đ) Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
e) Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
g) Các yếu tố khác về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có).
3. Nội dung xác định giá đánh giá
Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu (Trường hợp có thư giảm giá thì thực hiện theo quy định tại
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
- Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có);
- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị; mức tiêu hao điện năng, nguyên, nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng; tuổi thọ và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
Điều kiện tài chính, thương mại;
Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
Các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
Điều 26. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:
a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự;
b) Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
c) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại
a) Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;
Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu. Trong trường hợp này, hồ sơ mời thầu cần nêu tiêu chuẩn đánh giá đối với đề xuất về biện pháp thi công khác đó của nhà thầu.
b) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
c) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;
d) Các biện pháp bảo đảm chất lượng;
đ) Tiến độ thi công;
e) Các nội dung khác (nếu có).
Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu mà sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” đối với các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật trên đây. Trường hợp cho phép nhà thầu chào phương án thay thế hoặc bổ sung để tìm kiếm những đề xuất sáng tạo của nhà thầu mang lại hiệu quả cao hơn cho gói thầu thì phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu và phải nêu rõ tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá đề xuất thay thế, bao gồm cả giá dự thầu.
Trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu xây lắp có yêu cầu đơn giản về mặt kỹ thuật thì trong hồ sơ mời thầu có thể quy định việc đánh giá được tiến hành kết hợp đồng thời giữa việc xem xét về mặt kỹ thuật và giá dự thầu của nhà thầu với tiến độ thực hiện gói thầu do nhà thầu đề xuất.
3. Nội dung xác định giá đánh giá
Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu (trường hợp có thư giảm giá, thực hiện theo quy định tại
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
- Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có);
- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
Điều kiện tài chính, thương mại;
Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
Các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) bao gồm tiêu chuẩn đánh giá đối với từng nội dung công việc theo quy định tại
1. Phát hành hồ sơ mời thầu
a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển (trong trường hợp có sơ tuyển), các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán hồ sơ mời thầu theo quy định tại
Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại
b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.
2. Chuẩn bị, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu
Thực hiện theo quy định tại
Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:
- Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu;
- Đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi đã qua bước sơ tuyển, tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận sự thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu.
3. Mở thầu
a) Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;
b) Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:
- Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;
- Mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây:
Tên nhà thầu;
Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);
Giá trị và thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có);
Các thông tin khác liên quan.
Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện các nhà thầu, và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá quy định tại Điều 28 của Luật Đấu thầu và trình tự đánh giá quy định tại Điều 35 của Luật Đấu thầu, khoản 9 Điều 2 của Luật sửa đổi.
Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
1. Đánh giá sơ bộ
a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
- Tính hợp lệ của đơn dự thầu: đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh;
- Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh: trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);
- Có một trong các loại giấy tờ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư; quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất hoặc giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối (nếu có yêu cầu);
- Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
- Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu;
- Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.
b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại
c) Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển. Tùy theo điều kiện của từng gói thầu, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu có thể được thực hiện tại bước đánh giá sơ bộ đối với tất cả các nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, không vi phạm điều kiện tiên quyết hoặc việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm được thực hiện sau khi xác định giá đánh giá và phải được quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu phải được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định trong hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu mới được xem xét ở các bước tiếp theo.
2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu
a) Đánh giá về mặt kỹ thuật
Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về những nội dung chưa rõ, khác thường trong hồ sơ dự thầu. Chỉ những hồ sơ dự thầu được chủ đầu tư phê duyệt đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được xác định giá đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Trong quá trình xem xét, phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể yêu cầu bên mời thầu đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp và có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.
b) Xác định giá đánh giá
Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo quy định tại
3. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá
Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo.
Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.
Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
1. Sửa lỗi
Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:
- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;
- Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.
Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa lỗi.
b) Các lỗi khác:
- Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;
- Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;
- Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì đây là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng “,” (dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;
- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;
- Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiện sửa lỗi số học (nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;
- Trường hợp có khác biệt giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp thì căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.
Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.
2. Hiệu chỉnh các sai lệch
Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều dưỡng những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:
Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc trong dự toán;
1. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Đấu thầu, khoản 10, khoản 11 Điều 2 của Luật sửa đổi và
2. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
a) Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III của Luật Đấu thầu, khoản 14, khoản 16, khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi và mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.
b) Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành, chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy kết quả đấu thầu trước đó và quyết định lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo trúng thầu để có cơ sở pháp lý mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trong trường hợp này, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu nếu cần thiết.
1. Nhà thầu tham gia đấu thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điều 27 của Luật Đấu thầu. Đối với nhà thầu liên danh khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế) thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo một trong hai cách sau:
a) Từng thành viên trong liên danh thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu của hồ sơ mời thầu; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì hồ sơ dự thầu của liên danh đó sẽ bị loại theo điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 27 của Luật Đấu thầu thì tất cả thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu;
b) Các thành viên trong liên danh thoả thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
2. Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính thì tính hợp lệ của thư bảo lãnh được xem xét theo quy định về phân cấp ký và phát hành thư bảo lãnh của từng ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
Điều 33. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá không quá 5 tỷ đồng, xây lắp hoặc gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ tổng thầu thiết kế) có giá không quá 8 tỷ đồng, việc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế được thực hiện theo trình tự quy định tại mục 1 Chương V Nghị định này, nhưng trong hồ sơ mời thầu không cần nêu tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá, không cần xác định giá đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và không cần phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Nhà thầu sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
b) Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
c) Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;
d) Có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất;
đ) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá gói thầu được duyệt.
2. Các mốc thời gian trong đấu thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ mời thầu được phát hành kể từ ngày thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu. Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu là 3 ngày để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;
c) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có báo cáo về kết quả đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết định.
3. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá trị bảo đảm dự thầu là 1% giá gói thầu và giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá hợp đồng.
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu kiểm toán được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn.
3. Quy trình đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện dự án quy định tại
Điều 35. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn I
1. Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.
2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn I
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại
b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn I có nội dung theo quy định tại
3. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại
4. Việc mời thầu giai đoạn I thực hiện theo quy định tại
Điều 36. Tổ chức đấu thầu giai đoạn I
1. Phát hành hồ sơ mời thầu
a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách ngắn hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán hồ sơ mời thầu quy định tại
b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.
2. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu giai đoạn I
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại.
3. Mở thầu
Việc mở thầu được thực hiện theo quy định tại
4. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn I
Căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản để có cơ sở hình thành hồ sơ mời thầu giai đoạn II.
Điều 37. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn II
1. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn II
Trong hồ sơ mời thầu giai đoạn II, cần xác định rõ chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật, yêu cầu về tài chính (bao gồm giá dự thầu), thương mại cũng như yêu cầu về biện pháp bảo đảm dự thầu.
Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn II được thực hiện theo quy định tại
2. Tổ chức đấu thầu
Hồ sơ mời thầu giai đoạn II được bán cho các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn I với mức giá quy định tại
Điều 38. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II được thực hiện theo quy định tại
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại
Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 4. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
- Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu
- Điều 6. Chi phí trong đấu thầu
- Điều 7. Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu
- Điều 8. Quy định về thời gian trong đấu thầu
- Điều 9. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
- Điều 10. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
- Điều 11. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 12. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 16. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 17. Tổ chức đấu thầu
- Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 19. Đàm phán hợp đồng
- Điều 20. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 21. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 23. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 24. Quy định chung đối với tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
- Điều 25. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
- Điều 26. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
- Điều 27. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế)
- Điều 28. Tổ chức đấu thầu
- Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
- Điều 31. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 32. Bảo đảm dự thầu
- Điều 33. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
- Điều 34. Quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa chọn đối tác đầu tư
- Điều 35. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn I
- Điều 36. Tổ chức đấu thầu giai đoạn I
- Điều 37. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn II
- Điều 38. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II
- Điều 39. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 42. Mua sắm trực tiếp
- Điều 43. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
- Điều 44. Tự thực hiện
- Điều 45. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
- Điều 46. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 47. Thành phần hợp đồng
- Điều 48. Hình thức hợp đồng trọn gói
- Điều 49. Hình thức hợp đồng theo đơn giá
- Điều 50. Hình thức hợp đồng theo thời gian
- Điều 51. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm
- Điều 52. Điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng
- Điều 53. Hồ sơ thanh toán
- Điều 54. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 56. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương
- Điều 57. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp
- Điều 58. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định
- Điều 60. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 61. Giải quyết kiến nghị
- Điều 62. Hội đồng tư vấn
- Điều 63. Nguyên tắc và thẩm quyền xử lý vi phạm
- Điều 64. Hình thức phạt tiền
- Điều 65. Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
- Điều 66. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 67. Mẫu tài liệu đấu thầu
- Điều 68. Bảo hành
- Điều 69. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
- Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
- Điều 71. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 72. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 73. Quản lý nhà thầu nước ngoài
- Điều 74. Kiểm tra về đấu thầu
- Điều 75. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng