Chương 12 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Điều 67. Mẫu tài liệu đấu thầu
1. Mẫu tài liệu đấu thầu bao gồm mẫu kế hoạch đấu thầu; mẫu hồ sơ mời sơ tuyển đối với gói thầu xây lắp; mẫu hồ sơ mời thầu và mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu và các mẫu khác.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm ban hành mẫu tài liệu đấu thầu.
1. Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành đối với công trình trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về xây dựng, có trách nhiệm bảo hành hàng hóa trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về mua sắm hàng hóa theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Nội dung công việc bảo hành, thời hạn bảo hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên (giữa chủ đầu tư và nhà thầu) phải được thể hiện trong hợp đồng.
Điều 69. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đấu thầu là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan.
Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
Xử lý tình huống trong đấu thầu quy định tại Điều 70 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:
1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều này.
2. Trường hợp dự toán của gói thầu (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt.
Trường hợp dự toán của gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt. Trường hợp dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không còn phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, hết hạn nộp hồ sơ quan tâm, hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, bằng điện thoại, thư điện tử, fax hoặc bằng văn bản) đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ;
b) Cho phép mở ngay hồ sơ để tiến hành đánh giá.
Trường hợp gia hạn thời gian thì phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời điểm đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp theo yêu cầu mới.
Trường hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu, ngày đóng sơ tuyển, ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ đề xuất.
4. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì trong hồ sơ mời thầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất và giá trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.
Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần công việc có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh giá của các phần là thấp nhất và giá trúng thầu của các phần này không vượt tổng chi phí ước tính của các phần đó mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.
5. Trường hợp hồ sơ dự thầu có đơn giá khác thường mà gây bất lợi cho chủ đầu tư thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về những đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thừa hoặc thiếu của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo quy định tại
6. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét xử lý theo một trong các giải pháp sau đây:
a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu;
b) Cho phép đồng thời với việc chào lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.
Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá (trong thời hạn tối đa là 10 ngày) cũng như quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá như quy trình mở thầu theo quy định tại
c) Cho phép mời nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư. Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo vào đàm phán.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đàm phán của mình trên cơ sở bảo đảm các điều kiện sau:
- Gói thầu đó được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi;
- Quá trình tổ chức đấu thầu được tiến hành đúng quy trình và bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng;
- Không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, hiệu quả của dự án vẫn được bảo đảm.
7. Trường hợp chỉ có một hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì không cần xác định điểm tổng hợp (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao), không cần xác định giá đánh giá (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) mà chỉ xác định giá đề nghị trúng thầu để có cơ sở xem xét kết quả trúng thầu. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), trường hợp giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu vượt giá gói thầu được duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Trường hợp có hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau (về số điểm hoặc giá đánh giá) thì sẽ xem xét trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao, trừ các trường hợp ưu đãi theo quy định tại
9. Trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, trường hợp thấy cần thiết bổ sung khối lượng công việc hợp lý ngoài phạm vi công việc trong hồ sơ mời thầu nhưng dẫn đến giá ký hợp đồng vượt giá trúng thầu thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định nhưng đảm bảo giá ký hợp đồng không vượt giá gói thầu, dự toán được duyệt. Trường hợp vượt giá gói thầu, dự toán được duyệt mà không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư, chủ đầu tư xem xét, quyết định mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt.
10. Trường hợp giá đề nghị trúng thầu do bên mời thầu đề nghị thấp bất thường hoặc thấp dưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu, hoặc dự toán được duyệt thì trước khi phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư có thể đưa ra các biện pháp phù hợp như thành lập tổ thẩm định liên ngành để thẩm định kỹ hơn về hồ sơ dự thầu của nhà thầu hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp trong hợp đồng để bảo đảm tính khả thi cho việc thực hiện.
11. Trường hợp thực hiện sơ tuyển, lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu mà có ít hơn 3 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu xử lý theo một trong hai cách sau đây:
a) Tiến hành sơ tuyển bổ sung, lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn. Trong trường hợp này, nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng được bảo lưu kết quả đánh giá mà không phải làm lại hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm nhưng bên mời thầu phải đề nghị các nhà thầu này cập nhật thông tin về năng lực và kinh nghiệm;
b) Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.
12. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, phần sai khác giữa khối lượng công việc theo biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu và khối lượng công việc theo biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất sẽ không bị hiệu chỉnh theo quy định tại
13. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Trong trường hợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sở giá dự thầu ghi trong hóa đơn.
14. Khi phê duyệt danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế, trường hợp có 1 hoặc 2 nhà thầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác. Trường hợp có 3 hoặc 4 nhà thầu thì chủ đầu tư xem xét cho phép phát hành hồ sơ mời thầu ngay cho các nhà thầu trong danh sách ngắn hoặc gia hạn thời gian để xác định thêm nhà thầu đưa vào danh sách ngắn.
Ngoài các trường hợp nêu trên, khi phát sinh tình huống thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 71. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở hồ sơ trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, chủ đầu tư xem xét, quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan.
1. Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý của việc thực hiện lựa chọn nhà thầu;
b) Nội dung của gói thầu;
c) Quá trình tổ chức lựa chọn và đánh giá hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của nhà thầu;
d) Đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Tên nhà thầu được đề nghị lựa chọn (kể cả tên nhà thầu phụ nếu cần thiết). Trường hợp là nhà thầu liên danh phải nêu tên tất cả thành viên trong liên danh;
- Giá đề nghị trúng thầu hoặc giá đề nghị thực hiện gói thầu (bao gồm thuế nếu có);
- Hình thức hợp đồng;
- Thời gian thực hiện hợp đồng.
Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu thì phải nêu phương án xử lý tiếp theo.
2. Tài liệu liên quan gồm:
c) Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;
d) Dự án nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, biên bản mở thầu;
đ) Các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan;
e) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;
g) Văn bản phê duyệt các nội dung của quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định;
h) Biên bản đàm phán hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn;
i) ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có);
k) Các tài liệu khác liên quan.
Điều 72. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
1. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
a) Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Kiểm tra nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa rõ, không phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu với mục tiêu, phạm vi công việc và thời gian thực hiện dự án, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan;
- Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Nội dung khác nếu có.
b) Báo cáo thẩm định bao gồm những nội dung sau đây:
- Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Tóm tắt nội dung chính của gói thầu;
- Nhận xét về mặt pháp lý, về nội dung còn tồn tại của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi để phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Nội dung khác nếu có.
a) Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm tra quy trình và thời gian liên quan tới việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định: thời gian đăng tải thông tin đấu thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
- Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: biên bản đánh giá và ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo cáo tổng hợp của tổ chuyên gia đấu thầu, đánh giá của tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp (nếu có), sự tuân thủ của việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của việc đánh giá;
- Phát hiện những nội dung còn chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp với bên mời thầu.
b) Báo cáo thẩm định bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Nhận xét về mặt pháp lý, về quá trình thực hiện, về đề nghị của cơ quan trình duyệt;
- ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu.
3. Báo cáo thẩm định được gửi đồng thời cho bên mời thầu.
Điều 73. Quản lý nhà thầu nước ngoài
1. Sau khi được lựa chọn để thực hiện các gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, đăng ký tạm trú, chế độ kế toán, thuế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam liên quan, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.
2. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài có hiệu lực, chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản, bằng thư điện tử theo mẫu nêu tại Phụ lục III Nghị định này về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi Bộ quản lý ngành (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ hoặc do Bộ trưởng quyết định đầu tư), Bộ Xây dựng (đối với các gói thầu trong hoạt động xây dựng) và gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương) để tổng hợp và theo dõi.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc kiểm tra về đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư. Đối với địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu tại địa phương mình.
2. Kiểm tra đấu thầu được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất (khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị) theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra.
3. Nội dung kiểm tra đấu thầu bao gồm:
a) Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, chứng chỉ liên quan đến trình độ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan tới quá trình lựa chọn nhà thầu;
b) Kiểm tra việc xây dựng và kế hoạch đấu thầu theo các nội dung sau đây:
- Cơ sở pháp lý;
- Nội dung của kế hoạch đấu thầu, tính hợp lý của việc phân chia các gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng cho các gói thầu;
- Tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (nếu có) và lý do điều chỉnh;
- Việc trình duyệt và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
c) Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu theo các nội dung sau đây:
- Sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý được duyệt như kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Trình tự và thời gian thực hiện.
d) Phát hiện những tồn tại trong công tác đấu thầu và đề xuất biện pháp khắc phục.
4. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại đã nêu trong kết luận báo cáo kết quả kiểm tra.
5. Nội dung báo cáo kiểm tra bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý;
b) Kết quả kiểm tra;
c) Nhận xét;
d) Kiến nghị.
Điều 75. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng
Việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.
Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 4. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
- Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu
- Điều 6. Chi phí trong đấu thầu
- Điều 7. Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu
- Điều 8. Quy định về thời gian trong đấu thầu
- Điều 9. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
- Điều 10. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
- Điều 11. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 12. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 16. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 17. Tổ chức đấu thầu
- Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 19. Đàm phán hợp đồng
- Điều 20. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 21. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 23. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 24. Quy định chung đối với tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
- Điều 25. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
- Điều 26. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
- Điều 27. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế)
- Điều 28. Tổ chức đấu thầu
- Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
- Điều 31. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 32. Bảo đảm dự thầu
- Điều 33. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
- Điều 34. Quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa chọn đối tác đầu tư
- Điều 35. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn I
- Điều 36. Tổ chức đấu thầu giai đoạn I
- Điều 37. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn II
- Điều 38. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II
- Điều 39. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 42. Mua sắm trực tiếp
- Điều 43. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
- Điều 44. Tự thực hiện
- Điều 45. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
- Điều 46. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 47. Thành phần hợp đồng
- Điều 48. Hình thức hợp đồng trọn gói
- Điều 49. Hình thức hợp đồng theo đơn giá
- Điều 50. Hình thức hợp đồng theo thời gian
- Điều 51. Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm
- Điều 52. Điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng
- Điều 53. Hồ sơ thanh toán
- Điều 54. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 56. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương
- Điều 57. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp
- Điều 58. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định
- Điều 60. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 61. Giải quyết kiến nghị
- Điều 62. Hội đồng tư vấn
- Điều 63. Nguyên tắc và thẩm quyền xử lý vi phạm
- Điều 64. Hình thức phạt tiền
- Điều 65. Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
- Điều 66. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 67. Mẫu tài liệu đấu thầu
- Điều 68. Bảo hành
- Điều 69. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
- Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
- Điều 71. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 72. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 73. Quản lý nhà thầu nước ngoài
- Điều 74. Kiểm tra về đấu thầu
- Điều 75. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng