Điều 68 Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
2. Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng và năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài hằng năm.
4. Cơ quan được giao lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án đầu tư công lập và gửi người hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
5. Cơ quan được giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định đầu tư chương trình, dự án.
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công chương trình, dự án;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;
d) Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;
đ) Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
e) Đối với chương trình, dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và dự án sử dụng nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản này.
7. Chủ sử dụng dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình khai thác, vận hành dự án hằng năm trong thời gian từ khi đưa dự án vào khai thác, vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động dự án;
b) Báo cáo đánh giá tác động dự án.
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
d) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
đ) Báo cáo trước giám sát, đánh giá khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với dự án nhóm C);
e) Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này.
9. Nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp tác công tư lập và gửi Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
d) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
đ) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với dự án nhóm C);
e) Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và dự án sử dụng nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này.
10. Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
c) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án (đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
d) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
11. Nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (đối với trường hợp điều chỉnh dự án dẫn đến phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
c) Báo cáo đánh giá kết thúc.
12. Kho bạc Nhà nước các cấp:
a) Kho bạc Nhà nước Trung ương hằng quý, năm báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình giải ngân các chương trình, dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hằng quý, năm báo cáo Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình giải ngân các chương trình, dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn.
13. Chế độ báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng
a) Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về tình hình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các vấn đề vi phạm hoặc có các kiến nghị khác về các chương trình, dự án trong quá trình giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổng hợp trình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để gửi kiến nghị tới các cơ quan liên quan;
b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã định kỳ hằng năm, tổng hợp kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã gửi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh định kỳ hằng năm, tổng hợp, lập báo cáo kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Cá nhân, tổ chức, cơ quan quy định tại các Khoản từ 1 đến Khoản 11 Điều này cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào các hệ thống thông tin sau:
a) Chương trình, dự án đầu tư công; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước sử dụng Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước;
b) Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác và dự án đầu tư ra nước ngoài sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
15. Cá nhân, tổ chức, cơ quan quy định tại các Khoản từ 1 đến Khoản 12 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện:
a) Xây dựng và vận hành các Hệ thống thông tin nêu tại Khoản 14 Điều này;
b) Hướng dẫn việc quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống;
c) Đánh giá việc vận hành hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở trung ương và địa phương.
Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các chủ thể thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 4. Nguyên tắc giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 5. Trách nhiệm giám sát chương trình đầu tư công
- Điều 6. Nội dung giám sát của cơ quan được giao lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, chủ chương trình
- Điều 7. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình
- Điều 8. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
- Điều 9. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 10. Giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công
- Điều 11. Đánh giá chương trình đầu tư công
- Điều 12. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công
- Điều 13. Nội dung giám sát của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án
- Điều 14. Nội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng
- Điều 15. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 16. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 17. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 18. Đánh giá dự án đầu tư công
- Điều 19. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 20. Nội dung giám sát của chủ đầu tư
- Điều 21. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 22. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
- Điều 23. Nội dung giám sát đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 24. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 25. Đánh giá dự án
- Điều 26. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 27. Nội dung giám sát của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án
- Điều 28. Nội dung giám sát của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án
- Điều 29. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 30. Nội dung giám sát của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 31. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 32. Đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
- Điều 33. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 34. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 35. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
- Điều 36. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 37. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 38. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
- Điều 39. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 40. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 41. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
- Điều 42. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 43. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 44. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 45. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 46. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
- Điều 47. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
- Điều 48. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 49. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 50. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 51. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 52. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 53. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 54. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 55. Điều kiện năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư
- Điều 56. Điều kiện năng lực của chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư
- Điều 57. Điều kiện năng lực của tổ chức thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư
- Điều 58. Điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư
- Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 60. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 61. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 62. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 63. Trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 64. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
- Điều 65. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 67. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 68. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 69. Thời hạn báo cáo và nội dung báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 70. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 71. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư