Điều 2 Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giám sát đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
2. “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
3. “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
4. “Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm: Đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
5. “Đánh giá ban đầu” là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đầu thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với thời điểm phê duyệt để có biện pháp xử lý phù hợp.
6. “Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm giữa kỳ theo tiến độ thực hiện đầu tư chương trình, dự án được phê duyệt hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn (đối với chương trình, dự án được thực hiện theo nhiều giai đoạn), nhằm xem xét quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án từ khi bắt đầu triển khai, đề xuất các điều chỉnh cần thiết.
7. “Đánh giá kết thúc” là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm.
8. “Đánh giá tác động” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa chương trình, dự án vào vận hành, nhằm làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế - xã hội so với mục tiêu đặt ra ban đầu.
9. “Đánh giá đột xuất” là đánh giá được thực hiện trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án.
10. “Giám sát đầu tư của cộng đồng” là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).
11. “Giám sát tổng thể đầu tư” là việc theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình thực hiện đầu tư của các cấp, các ngành và địa phương; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót để đảm bảo đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả.
12. “Theo dõi tổng thể đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư và việc quản lý đầu tư của các cấp, các ngành và địa phương; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin và đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý đầu tư.
13. “Kiểm tra tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các cấp, các ngành; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, yếu kém, bảo đảm việc quản lý đầu tư đúng quy định của pháp luật; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc, phát sinh hoặc việc làm sai quy định về quản lý đầu tư; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
14. “Đánh giá tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch nhằm phân tích, đánh giá kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn; phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau.
15. “Dự án thành phần thuộc chương trình đầu tư công” là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của chương trình, được thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên những nguồn lực đã xác định.
16. “Chủ dự án thành phần” là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý dự án thành phần thuộc chương trình đầu tư công.
17. “Chủ sử dụng” là cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác, vận hành dự án.
18. “Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác” là dự án đầu tư không sử dụng vốn nhà nước.
Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các chủ thể thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 4. Nguyên tắc giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 5. Trách nhiệm giám sát chương trình đầu tư công
- Điều 6. Nội dung giám sát của cơ quan được giao lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, chủ chương trình
- Điều 7. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình
- Điều 8. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
- Điều 9. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 10. Giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công
- Điều 11. Đánh giá chương trình đầu tư công
- Điều 12. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công
- Điều 13. Nội dung giám sát của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án
- Điều 14. Nội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng
- Điều 15. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 16. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
- Điều 17. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 18. Đánh giá dự án đầu tư công
- Điều 19. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 20. Nội dung giám sát của chủ đầu tư
- Điều 21. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 22. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
- Điều 23. Nội dung giám sát đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 24. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 25. Đánh giá dự án
- Điều 26. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 27. Nội dung giám sát của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án
- Điều 28. Nội dung giám sát của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án
- Điều 29. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Điều 30. Nội dung giám sát của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 31. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 32. Đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
- Điều 33. Trách nhiệm giám sát dự án
- Điều 34. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 35. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
- Điều 36. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 37. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 38. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
- Điều 39. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 40. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
- Điều 41. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
- Điều 42. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
- Điều 43. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 44. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
- Điều 45. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 46. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
- Điều 47. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
- Điều 48. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
- Điều 49. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 50. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 51. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 52. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 53. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 54. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 55. Điều kiện năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư
- Điều 56. Điều kiện năng lực của chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư
- Điều 57. Điều kiện năng lực của tổ chức thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư
- Điều 58. Điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư
- Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 60. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 61. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 62. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 63. Trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 64. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
- Điều 65. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
- Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 67. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 68. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 69. Thời hạn báo cáo và nội dung báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 70. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
- Điều 71. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư