Mục 2 Chương 4 Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
Điều 36. Các hình thức thuê công ty, thông báo quyết định cho thuê và đăng ký nhận thuê công ty
1. Người thuê có thể lựa chọn thuê công ty theo các hình thức sau:
a) Thuê tài sản của công ty: thuê tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty có kèm theo thuê lao động của công ty, nhưng không kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty cho thuê;
b) Thuê công ty hoạt động: thuê tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty có kèm theo thuê lao động của công ty đồng thời kế thừa các khoản công nợ, các hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ khác của công ty theo thoả thuận của các bên có liên quan.
2. Cơ quan quyết định cho thuê công ty phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho công ty về quyết định cho thuê và tổ chức đăng ký danh sách người nhận thuê trong thời hạn 45 ngày. Quá thời hạn 45 ngày mà chỉ có một người đăng ký thì phải gia hạn đăng ký thêm 15 ngày, nếu vẫn chỉ có một người đăng ký thì tiến hành cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp.
Giám đốc công ty thông báo cho toàn thể người lao động trong công ty, tổ chức đăng ký thuê công ty và gửi danh sách đăng ký cho Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty nhà nước.
Điều 37. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức đấu thầu
1. Trường hợp có từ hai người đăng ký thuê trở lên thì phải tổ chức đấu thầu.
2. Người quyết định cho thuê công ty thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấu thầu thông báo cho người đăng ký thuê thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, mức giá tối thiểu, mức tiền đặt cọc, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết việc đấu thầu cho thuê công ty tại trụ sở công ty.
3. Người đăng ký thuê nộp hồ sơ đấu thầu thuê công ty và tiền đặt cọc cho Hội đồng đấu thầu.
Hội đồng đấu thầu nhận hồ sơ, tiền đặt cọc, lập danh sách người dự thầu và cấp xác nhận được tham gia đấu thầu.
4. Người tham gia dự thầu có quyền đến công ty nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng công ty; được Hội đồng đấu thầu cung cấp thông tin về quy chế bán đấu thầu, nguyên tắc chấm thầu.
5. Trong thời hạn đăng ký quy định tại
Hồ sơ gồm:
a) Đơn thuê trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số tài khoản (nếu có), chứng nhận đăng ký kinh doanh của người thuê;
b) Hình thức thuê, thời hạn thuê;
c) Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại công ty;
d) Đề nghị giá thuê công ty;
đ) Báo cáo về khả năng tài chính của người thuê.
6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu và niêm yết công khai danh sách người tham gia đấu thầu tại địa điểm đấu thầu trong 5 ngày trước khi mở thầu.
7. Mở thầu trong thời gian không quá 01 ngày và thực hiện như sau:
a) Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng người tham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từng người để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giá bỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;
b) Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.
8. Xét thầu:
a) Hội đồng đấu thầu xem xét, phân tích, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng để thực hiện công việc này. Trên cơ sở giá bỏ thầu cao nhất kết hợp với phương án sử dụng lao động để lựa chọn người thắng thầu;
b) Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và người quyết định cho thuê công ty.
Điều 38. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp
1. Cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp chỉ thực hiện khi chỉ có một người đăng ký thuê.
2. Người đăng ký thuê có quyền đến công ty nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kiểm kê tài sản và khảo sát thực trạng tài sản công ty.
3. Người đăng ký thuê nộp hồ sơ xin thuê công ty cho Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Nội dung hồ sơ như quy định đối với trường hợp thuê công ty theo phương thức đấu thầu.
4. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cùng Giám đốc công ty có nhiệm vụ:
a) Xây dựng phương án cho thuê công ty, bao gồm cả phương án sắp xếp lại lao động của công ty;
b) Định giá cho thuê khởi điểm làm cơ sở để trao đổi thoả thuận với bên thuê;
c) Trao đổi trực tiếp với người thuê về phương án sử dụng lao động, giá thuê, thời hạn thuê và các điều kiện của hợp đồng cho thuê công ty;
d) Thoả thuận với người thuê về giá cho thuê và hợp đồng thuê công ty;
đ) Trình hồ sơ, biên bản và dự thảo hợp đồng đến người quyết định cho thuê.
Điều 39. Trách nhiệm của công ty nhà nước cho thuê
2. Đối chiếu và xác định các loại công nợ, lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; công ty có nghĩa vụ xử lý tài chính theo quy chế tài chính do Chính phủ ban hành trước khi quyết định cho thuê công ty.
3. Lập báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê công ty.
4. Lập danh sách lao động của công ty và các hồ sơ có liên quan của người lao động.
5. Bàn giao tài sản, lao động, hồ sơ, sổ sách có liên quan cho người thuê theo thoả thuận ghi trong hợp đồng thuê công ty.
6. Quản lý sổ sách, tài liệu, hồ sơ về tài sản và lao động của công ty trong thời gian cho thuê.
7. Thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, chính sách và chế độ với người lao động theo quy định của pháp luật và hợp đồng thuê công ty.
8. Có quyền đề nghị người quyết định cho thuê chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn (nếu bên thuê vi phạm hợp đồng).
Điều 40. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của công ty khi cho thuê
Việc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi cho thuê công ty như sau:
1. Tài sản hiện có ở công ty được kiểm kê để xác định số lượng và thực trạng bao gồm: tài sản cố định và đầu tư dài hạn; tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản đi thuê, mượn, cho thuê, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng.
Tài sản đi thuê, mượn, giữ hộ, nhận gia công, nhận ký gửi, chiếm dụng được kiểm kê phân loại riêng.
2. Tài sản hiện có ở công ty được phân loại và xử lý như sau:
a) Tài sản cho thuê được phân loại và đánh giá giá trị thực trạng, phẩm chất, tính năng kỹ thuật và xác định giá trị thực tế.
Giá trị thực tế của các tài sản cho thuê được xác định căn cứ vào sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm cho thuê, nhu cầu sử dụng của người thuê và giá thị trường tại thời điểm cho thuê.
Giá trị thực tế của các tài sản tại thời điểm cho thuê dùng làm căn cứ để xác định mức giá thuê công ty;
b) Tài sản không thuộc danh mục cho thuê phải được xử lý trước khi cho thuê theo các hình thức: điều động, thanh lý, nhượng bán hoặc nhờ bảo quản khi chưa xử lý được;
c) Tài sản lưu động do người cho thuê và người thuê thoả thuận;
d) Tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chuyển giao cho tập thể lao động do Công đoàn công ty cùng với người sử dụng lao động quản lý. Đối với số dư các quỹ khen thưởng và phúc lợi (nếu có), Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn công ty có trách nhiệm lập phương án xử lý chia cho người lao động trước khi ký hợp đồng bàn giao công ty.
3. Công ty có trách nhiệm giải quyết các khoản nợ phải thu, phải trả. Nếu bên thuê không kế thừa những khoản nợ phải thu, phải trả, thì bộ phận quản lý còn lại của công ty được người quyết định cho thuê bố trí để theo dõi hợp đồng thuê, có trách nhiệm tiếp tục thu hồi các khoản nợ phải thu, thanh toán các khoản nợ phải trả.
4. Trường hợp thuê công ty hoạt động: người cho thuê cùng với người thuê bàn với các bên có liên quan để thoả thuận về việc kế thừa các quyền lợi và nghĩa vụ của pháp nhân công ty cho thuê.
Điều 41. Giải quyết lao động khi cho thuê công ty
1. Công ty cho thuê lập danh sách số lao động hiện có tại thời điểm quyết định cho thuê, phân loại lao động và lập các hồ sơ có liên quan đến người lao động:
a) Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;
b) Số lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
c) Số lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
d) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
đ) Số lao động còn hạn hợp đồng lao động sẽ tiếp tục làm việc tại công ty cho thuê;
e) Số lao động chờ việc do không bố trí được việc làm.
2. Nếu thuê công ty có kèm theo thuê lao động thì người thuê công ty có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí việc làm và bảo đảm các quyền lợi của người lao động theo hợp đồng thuê không trái với các quy định của pháp luật về lao động.
Giám đốc công ty có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm theo quy định và chuyển danh sách, hồ sơ của người lao động mà công ty đang quản lý cho doanh nghiệp mới.
3. Đối với người lao động thuộc diện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Giám đốc công ty và cơ quan bảo hiểm xã hội, nơi công ty đóng bảo hiểm giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội.
4. Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì Giám đốc công ty giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
5. Trường hợp cho thuê nhưng người nhận thuê không chấp nhận sử dụng hết số lao động hiện có thì người quyết định cho thuê và công ty cho thuê có trách nhiệm bố trí việc làm hoặc giải quyết theo chính sách đối với số lao động còn lại.
Điều 42. Nguyên tắc xác định giá cho thuê công ty
1. Giá cho thuê công ty được xác định căn cứ vào: hình thức thuê, giá tối thiểu cho thuê do người quyết định cho thuê quy định, giá trị thực tế của công ty, thoả thuận trực tiếp về giá thuê giữa người cho thuê và người thuê (trường hợp cho thuê trực tiếp) hoặc giá thắng thầu (trường hợp đấu thầu), nhưng không thấp hơn mức giá cho thuê tối thiểu của người quyết định cho thuê quy định.
2. Giá cho thuê tối thiểu được xác định trên nguyên tắc:
a) Bảo đảm bù đắp được chi phí hao mòn về tài sản cho thuê;
b) Bù đắp các chi phí hợp lý của bên cho thuê trong quá trình tổ chức, quản lý và giám sát tài sản cho thuê;
c) Tính lãi trong giá cho thuê công ty, phụ thuộc vào giá trị và tình trạng tài chính tài sản, công nghệ, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm; tình trạng và hiệu quả kinh doanh của công ty trước khi cho thuê:
- Đối với các công ty đang kinh doanh có lãi: mức lãi trong giá thuê công ty không thấp hơn mức lợi nhuận tối thiểu đã đạt được trước khi cho thuê.
- Đối với các công ty đang thua lỗ hoặc chưa có lãi: khi cho thuê không tính lợi nhuận vào trong mức giá cho thuê khởi điểm.
Điều 43. Quyết định cho thuê công ty
1. Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, cấp có thẩm quyền ra quyết định cho thuê công ty.
2. Quyết định thuê công ty gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của công ty cho thuê và người thuê;
b) Nội dung, hình thức, thời hạn cho thuê;
c) Giá cho thuê và phương thức thanh toán;
d) Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và người được uỷ quyền ký hợp đồng trong tổ chức cho thuê công ty;
đ) Trách nhiệm của công ty cho thuê, của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
3. Quyết định cho thuê công ty được gửi đến các cơ quan: Tài chính doanh nghiệp; Thuế, Đăng ký kinh doanh, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê nơi công ty đóng trụ sở chính; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Điều 44. Hợp đồng thuê công ty
Hợp đồng thuê công ty do người thuê và người được cấp quyết định cho thuê ủy quyền ký, gồm các nội dung chính sau:
1. Tên, địa chỉ, số tài khoản của công ty cho thuê và của bên thuê.
2. Giá thuê công ty và phương thức thanh toán tiền thuê.
3. Thời hạn thuê công ty do các bên ký kết hợp đồng thoả thuận nhưng không ít hơn 3 năm; chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn.
4. Quyền hạn, trách nhiệm của người cho thuê, người thuê công ty.
5. Giải quyết lao động, tài sản, tài chính, các quyền và nghĩa vụ của công ty được kế thừa trong trường hợp thuê công ty hoạt động.
6. Hoàn trả hoặc xử lý đối với công ty khi kết thúc hợp đồng.
7. Cam kết của các bên ký kết hợp đồng.
8. Nguyên tắc xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng; xử lý các vi phạm hợp đồng, các thay đổi làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên nhận thuê và bên cho thuê; thưởng, phạt trong quá trình thực hiện thuê.
Kèm theo hợp đồng thuê là bảng kê tài sản thuộc sở hữu của công ty, đánh giá giá trị còn lại của tài sản đó và danh sách lao động (nếu thuê công ty hoạt động).
Điều 45. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty
1. Đối với trường hợp cho thuê công ty theo phương thức đấu thầu thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký quyết định cho thuê công ty, Hội đồng đấu thầu phải thanh toán tiền đặt cọc cho những người tham gia đấu thầu mà không trúng thầu. Người tham gia đấu thầu không được nhận lại tiền đặt cọc trong các trường hợp sau: trúng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng; rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu. Đối với tiền đặt cọc của người trúng thầu sẽ được trừ vào tiền thuê công ty.
2. Trong thời hạn thoả thuận tại Hợp đồng, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cùng người ký hợp đồng thuê công ty và Giám đốc công ty phải tổ chức việc bàn giao công ty cho người thuê.
Khi bàn giao, nếu số lượng và giá trị tài sản của công ty không đúng với số lượng và giá trị tài sản đã ghi trong hợp đồng thì người thuê có quyền hoãn nhận bàn giao và yêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã ký.
Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người thuê công ty
Ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người thuê tài sản quy định tại Mục 5, Chương II, Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự, người thuê công ty còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Quyền của người thuê công ty:
a) Chủ động quản lý, sử dụng các tài sản và lao động thuê của công ty để phục vụ các hoạt động kinh doanh không trái với các thoả thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Được thay đổi, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các tài sản bị hỏng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu thay thế hoặc cho thuê lại tài sản phải được sự đồng ý của người quyết định cho thuê;
c) Tự quyết định tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh, phương thức trả lương, thưởng trong công ty;
d) Được hưởng các quyền lợi do việc thuê công ty đem lại sau khi đã làm xong nghĩa vụ đối với Nhà nước và bên cho thuê;
đ) Kế thừa toàn bộ các hợp đồng thuê đất, mặt bằng, cung cấp điện, nước của công ty nhà nước cho thuê (nếu có nhu cầu).
2. Nghĩa vụ của người thuê công ty:
a) Trả tiền thuê công ty theo đúng các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng;
b) Sử dụng tài sản đúng với mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng thuê; không được dùng tài sản đi thuê (trừ phần đầu tư mới thuộc phần vốn của mình) để cầm cố hoặc thế chấp; không được cho thuê lại quyền sử dụng đất;
c) Bảo đảm tài sản hoạt động bình thường và phù hợp với mức độ khấu hao tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng;
d) Cùng người cho thuê giải quyết các vấn đề phát sinh về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước, nguyên vật liệu, bán sản phẩm, hợp đồng lao động; cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và vệ sinh môi trường;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát của người cho thuê về sử dụng tài sản thuê;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại hợp đồng thuê công ty.
3. Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại các khoản 1, 2 của Điều này, người thuê còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Trường hợp người thuê công ty là công ty nhà nước thì ngoài quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng như quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này và các quy định khác của pháp luật, sau khi nộp các loại thuế, công ty nhà nước nhận thuê có toàn quyền sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động của công ty mà mình đang thuê;
b) Trường hợp người thuê công ty đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã thì có quyền sử dụng tài sản đi thuê và lao động để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh theo cơ chế quy định đối với loại hình doanh nghiệp đã đăng ký, đồng thời bảo đảm các quy định của hợp đồng thuê và các quy định tại khoản 1, 2 của Điều này;
c) Trường hợp người thuê công ty là tập thể người lao động hoặc cá nhân người lao động trong công ty thì phải có nguồn vốn riêng, đăng ký thành lập doanh nghiệp của tập thể người lao động hoặc của cá nhân và có quyền sử dụng công ty nhà nước đã thuê theo cơ chế quy định đối với loại hình doanh nghiệp đã đăng ký.
4. Người thuê công ty vi phạm các cam kết trong hợp đồng gây tổn thất đến công ty cho thuê, ngoài các trách nhiệm theo thoả thuận trong hợp đồng thuê, người quyết định cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng và buộc người nhận thuê phải bồi thường tổn thất do mình gây ra.
1. Người quyết định cho thuê công ty có quyền tổ chức chỉ đạo thực hiện hợp đồng thuê công ty; giải quyết các đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, của người ký kết hợp đồng; quyết định giá cho thuê công ty; quyết định thu hồi công ty cho thuê theo kiến nghị của người ký hợp đồng thuê công ty.
2. Người ký hợp đồng cho thuê công ty có quyền và nghĩa vụ:
a) Tổ chức triển khai việc thực hiện các nội dung và cam kết trong hợp đồng thuê công ty;
b) Tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; tạo điều kiện thuận lợi cho bên thuê thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng thuê công ty;
c) Xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh; kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật đối với người thuê không thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
Điều 48. Kết thúc hợp đồng thuê công ty
1. Hết thời hạn thuê công ty ghi trong hợp đồng, các bên cho thuê và nhận thuê công ty phải tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng, giá trị tài sản còn lại, tài sản đầu tư mới và đầu tư bổ sung, các khoản thanh toán giữa bên cho thuê và nhận thuê đối chiếu với hợp đồng, xác định trách nhiệm của mỗi bên và thoả thuận việc xử lý giá trị các tài sản đầu tư mới và tiến hành thanh lý hợp đồng.
2. Trường hợp đang thuê hoặc kết thúc hợp đồng thuê, người thuê có nhu cầu mua lại công ty thì hai bên thanh lý hợp đồng thuê và chuyển sang hình thức bán công ty nhà nước; nếu sau thời hạn thông báo chủ trương bán công ty mà không có tổ chức, cá nhân nào khác đăng ký mua thì người đang thuê tiến hành các thủ tục mua theo phương thức trực tiếp; nếu có từ hai người (kể cả người đang thuê) đăng ký mua trở lên thì phải tổ chức bán đấu giá hoặc đấu thầu theo quy định của Nghị định này, nếu điểm chấm thầu bằng nhau thì ưu tiên bán cho người đang thuê.
3. Sau khi hết hạn hợp đồng thuê nếu công ty cho thuê tiếp tục hoạt động thì có nghĩa vụ tiếp nhận trở lại số lao động cũ. Trường hợp chấm dứt hoạt động do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản công ty thì chế độ, chính sách giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Số hiệu: 80/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 18/07/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 2. Đối tượng công ty nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê và điều kiện áp dụng
- Điều 3. Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 4. Đối tượng được giao, mua, nhận khoán kinh doanh, thuê công ty, bộ phận của công ty
- Điều 5. Nguyên tắc trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 6. Quản lý và sử dụng số tiền bán, cho thuê công ty
- Điều 7. Chi phí cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 8. Chuyển đổi giữa các hình thức khoán kinh doanh, cho thuê, bán, giao công ty
- Điều 9. Bảo hộ của Nhà nước
- Điều 10. Điều kiện giao công ty cho tập thể người lao động
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi giao công ty
- Điều 12. Trình tự, thủ tục giao công ty
- Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao công ty
- Điều 15. Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 16. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức đấu thầu
- Điều 17. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức đấu giá
- Điều 18. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức trực tiếp
- Điều 19. Trách nhiệm của công ty bán toàn bộ công ty hoặc bán bộ phận của công ty
- Điều 20. Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính khi bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 21. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của công ty, bộ phận của công ty
- Điều 22. Nguyên tắc giải quyết lao động và cán bộ quản lý
- Điều 23. Nguyên tắc xác định giá bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 24. Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 25. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty, bộ phận của công ty
- Điều 26. Thanh toán tiền mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 27. Đăng ký kinh doanh đối với công ty, bộ phận của công ty sau khi bán
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của người mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua công ty nhà nước
- Điều 30. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 31. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh
- Điều 32. Đấu thầu nhận khoán hoặc tổ chức nhận khoán theo phương thức thoả thuận trực tiếp
- Điều 33. Hợp đồng khoán kinh doanh
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định khoán kinh doanh
- Điều 36. Các hình thức thuê công ty, thông báo quyết định cho thuê và đăng ký nhận thuê công ty
- Điều 37. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức đấu thầu
- Điều 38. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp
- Điều 39. Trách nhiệm của công ty nhà nước cho thuê
- Điều 40. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của công ty khi cho thuê
- Điều 41. Giải quyết lao động khi cho thuê công ty
- Điều 42. Nguyên tắc xác định giá cho thuê công ty
- Điều 43. Quyết định cho thuê công ty
- Điều 44. Hợp đồng thuê công ty
- Điều 45. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người thuê công ty
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định cho thuê công ty và người ký hợp đồng cho thuê công ty
- Điều 48. Kết thúc hợp đồng thuê công ty
- Điều 49. Ưu đãi đối với công ty giao, bán, cho thuê
- Điều 50. Ưu đãi đối với người mua là tập thể người lao động trong công ty
- Điều 51. Ưu đãi đối với người mua không phải là tập thể người lao động
- Điều 52. Ưu đãi đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 53. Chính sách đối với người lao động ra khỏi công ty
- Điều 54. Thẩm quyền quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 55. Trách nhiệm tổ chức việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 56. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 57. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- Điều 58. Thẩm quyền phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 59. Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 60. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 61. Công bố và đăng ký nhận mua, khoán kinh doanh, thuê công ty