Mục 1 Chương 4 Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
Điều 31. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh
Căn cứ vào đặc điểm của từng ngành, kết quả kinh doanh của công ty, người ra quyết định khoán kinh doanh quy định nội dung, chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh nhưng phải xem xét các yêu cầu sau:
1. Bảo toàn vốn nhà nước.
2. Giải quyết việc làm và đóng đủ bảo hiểm cho người lao động.
3. Tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ của công ty.
4. Thực hiện các chính sách của Nhà nước và các hợp đồng đã ký.
Điều 32. Đấu thầu nhận khoán hoặc tổ chức nhận khoán theo phương thức thoả thuận trực tiếp
1. Cơ quan quyết định giao khoán công ty phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho công ty về quyết định cho nhận khoán và tổ chức đăng ký danh sách người nhận khoán trong thời hạn 45 ngày. Quá thời hạn 45 ngày mà chỉ có một người đăng ký thì phải gia hạn đăng ký thêm 15 ngày.
Giám đốc công ty thông báo cho toàn thể người lao động trong công ty, tổ chức đăng ký nhận khoán công ty và gửi danh sách đăng ký cho Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty nhà nước.
2. Trường hợp chỉ có một người đăng ký nhận khoán thì tổ chức trao đổi, thoả thuận trực tiếp về nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán. Nội dung khoán kinh doanh, các điều kiện khoán, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong giao nhận khoán; nội dung hợp đồng phải được trao đổi và thoả thuận giữa người nhận khoán và người giao khoán kinh doanh.
3. Trường hợp có hai người đăng ký nhận khoán trở lên thì phải tổ chức đấu thầu. Người quyết định cho giao khoán công ty thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấu thầu thông báo cho người đăng ký nhận khoán thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, mức giá tối thiểu, mức tiền đặt cọc, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết việc đấu thầu nhận khoán công ty tại trụ sở công ty.
4. Người đăng ký nhận khoán nộp hồ sơ đấu thầu nhận khoán công ty và tiền đặt cọc cho Hội đồng đấu thầu.
Hội đồng đấu thầu nhận hồ sơ, tiền đặt cọc, lập danh sách người dự thầu và cấp xác nhận được tham gia đấu thầu.
Người tham gia dự thầu có quyền đến công ty nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng công ty; được Hội đồng đấu thầu cung cấp thông tin về quy chế đấu thầu, nguyên tắc chấm thầu.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người nhận khoán công ty phải gửi hồ sơ xin đấu thầu đến Hội đồng đấu thầu.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn nhận khoán trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số tài khoản (nếu có), chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nhận khoán;
b) Nội dung, phương thức, chỉ tiêu, điều kiện, thời hạn nhận khoán;
c) Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại công ty;
d) Đề nghị mức khoán;
đ) Báo cáo về khả năng tài chính của người nhận khoán.
6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu và niêm yết công khai danh sách người tham gia đấu thầu tại địa điểm đấu thầu trong 5 ngày trước khi mở thầu.
7. Mở thầu trong thời gian không quá 01 ngày và thực hiện như sau:
a) Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng người tham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từng người để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giá bỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;
b) Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.
8. Xét thầu:
a) Hội đồng đấu thầu xem xét, phân tích, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng để thực hiện công việc này. Trên cơ sở giá bỏ thầu cao nhất kết hợp với phương án sử dụng lao động để lựa chọn người thắng thầu;
b) Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và người quyết định giao khoán công ty.
Điều 33. Hợp đồng khoán kinh doanh
Hợp đồng khoán kinh doanh bao gồm các nội dung chính sau:
1. Tên, địa chỉ của công ty nhà nước khoán kinh doanh và người nhận khoán.
2. Nội dung, phương thức, chỉ tiêu, điều kiện, thời hạn khoán.
3. Quyền, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện khoán; thời hạn khoán do hai bên giao nhận khoán thoả thuận nhưng không ít hơn 3 năm; chấm dứt hợp đồng khoán trước thời hạn.
4. Xử lý các vi phạm hợp đồng, các thay đổi làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên giao nhận khoán; thưởng, phạt trong quá trình thực hiện khoán.
5. Các nội dung khác có liên quan đến khoán kinh doanh.
Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán
1. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản và tiếp nhận lao động của công ty theo các quy định tại hợp đồng khoán kinh doanh không trái với các quy định của pháp luật; kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty.
2. Quyết định tổ chức kinh doanh, phương thức trả lương, thưởng trong công ty.
3. Được hưởng và tự quyết định việc phân phối các thu nhập do vượt định mức khoán. Đối với phần lợi nhuận vượt định mức khoán, sau khi bù đắp lỗ những năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản lợi nhuận thiếu hụt so với định mức khoán kinh doanh các năm trước và trích lập quỹ dự trữ, người nhận khoán kinh doanh được chủ động sử dụng.
4. Chịu giảm thu nhập nếu không hoàn thành các định mức, yêu cầu khoán đã ghi trong hợp đồng khoán; trường hợp kinh doanh thua lỗ mất vốn nhà nước, vi phạm hợp đồng dẫn đến các tổn thất thì phải chịu trách nhiệm bồi hoàn.
5. Có tài sản thế chấp, cầm cố, ký cược, ký quỹ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định khoán kinh doanh
1. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng khoán kinh doanh, xử lý các trường hợp vi phạm cam kết ghi trong hợp đồng.
2. Không can thiệp vào việc điều hành của người nhận khoán; tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận khoán thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồng khoán kinh doanh.
Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Số hiệu: 80/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 18/07/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 2. Đối tượng công ty nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê và điều kiện áp dụng
- Điều 3. Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 4. Đối tượng được giao, mua, nhận khoán kinh doanh, thuê công ty, bộ phận của công ty
- Điều 5. Nguyên tắc trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 6. Quản lý và sử dụng số tiền bán, cho thuê công ty
- Điều 7. Chi phí cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 8. Chuyển đổi giữa các hình thức khoán kinh doanh, cho thuê, bán, giao công ty
- Điều 9. Bảo hộ của Nhà nước
- Điều 10. Điều kiện giao công ty cho tập thể người lao động
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi giao công ty
- Điều 12. Trình tự, thủ tục giao công ty
- Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao công ty
- Điều 15. Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 16. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức đấu thầu
- Điều 17. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức đấu giá
- Điều 18. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức trực tiếp
- Điều 19. Trách nhiệm của công ty bán toàn bộ công ty hoặc bán bộ phận của công ty
- Điều 20. Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính khi bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 21. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của công ty, bộ phận của công ty
- Điều 22. Nguyên tắc giải quyết lao động và cán bộ quản lý
- Điều 23. Nguyên tắc xác định giá bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 24. Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 25. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty, bộ phận của công ty
- Điều 26. Thanh toán tiền mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 27. Đăng ký kinh doanh đối với công ty, bộ phận của công ty sau khi bán
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của người mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua công ty nhà nước
- Điều 30. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 31. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh
- Điều 32. Đấu thầu nhận khoán hoặc tổ chức nhận khoán theo phương thức thoả thuận trực tiếp
- Điều 33. Hợp đồng khoán kinh doanh
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định khoán kinh doanh
- Điều 36. Các hình thức thuê công ty, thông báo quyết định cho thuê và đăng ký nhận thuê công ty
- Điều 37. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức đấu thầu
- Điều 38. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp
- Điều 39. Trách nhiệm của công ty nhà nước cho thuê
- Điều 40. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của công ty khi cho thuê
- Điều 41. Giải quyết lao động khi cho thuê công ty
- Điều 42. Nguyên tắc xác định giá cho thuê công ty
- Điều 43. Quyết định cho thuê công ty
- Điều 44. Hợp đồng thuê công ty
- Điều 45. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người thuê công ty
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định cho thuê công ty và người ký hợp đồng cho thuê công ty
- Điều 48. Kết thúc hợp đồng thuê công ty
- Điều 49. Ưu đãi đối với công ty giao, bán, cho thuê
- Điều 50. Ưu đãi đối với người mua là tập thể người lao động trong công ty
- Điều 51. Ưu đãi đối với người mua không phải là tập thể người lao động
- Điều 52. Ưu đãi đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 53. Chính sách đối với người lao động ra khỏi công ty
- Điều 54. Thẩm quyền quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 55. Trách nhiệm tổ chức việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 56. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 57. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- Điều 58. Thẩm quyền phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 59. Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 60. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 61. Công bố và đăng ký nhận mua, khoán kinh doanh, thuê công ty