Chương 2 Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
GIAO CÔNG TY CHO TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 10. Điều kiện giao công ty cho tập thể người lao động
Tập thể người lao động trong công ty được xem xét giao công ty khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Tự nguyện đăng ký nhận giao công ty.
2. Cam kết đầu tư thêm để phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 3 năm trở lên, đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động trong công ty theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật về lao động và chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước).
3. Kế thừa phần công nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty sau khi đã xử lý theo các quy định tại
4. Không được cho thuê, chuyển nhượng, tự giải thể công ty trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao.
Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi giao công ty
1. Ban Đổi mới tại công ty tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng toàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại các loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản, xử lý tài sản và các khoản nợ.
2. Nguyên tắc xử lý tài sản:
a) Đối với tài sản mang đi góp vốn liên doanh hoặc nhận góp vốn liên doanh; tài sản thuê ngoài, thuê tài chính; tài sản mượn, giữ hộ và các tài sản khác không phải của công ty: các bên giao, nhận giao công ty và chủ sở hữu tài sản thoả thuận việc kế thừa hoặc thanh lý hợp đồng đã ký trước đây hoặc ký lại hợp đồng mới;
b) Đối với tài sản chiếm dụng: người giao công ty quyết định ngay khi giao công ty theo nguyên tắc hoàn trả lại hoặc ký hợp đồng thuê mượn lại tài sản;
c) Đối với tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi được chuyển giao cho công ty mới quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty. Riêng đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành;
d) Đối với tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty thì chuyển giao cho công ty tiếp tục dùng trong sản xuất kinh doanh;
đ) Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại công ty trước khi giao công ty.
3. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ:
a) Đối với các khoản nợ thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước và khoản nợ công ty vay của ngân hàng thương mại nhà nước, vay từ quỹ hỗ trợ phát triển mà công ty đã áp dụng các biện pháp xử lý nhưng vẫn chưa thanh toán được thì được xử lý theo quy định hiện hành;
b) Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của công ty và của người lao động mà công ty đã thu thì trước khi giao công ty được trừ vào giá trị vốn nhà nước tại công ty để thanh toán. Trường hợp không còn vốn nhà nước thì được hỗ trợ thanh toán từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính đối với công ty nhà nước độc lập; từ vốn của Tổng công ty đối với doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty;
c) Người nhận giao công ty có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả của công ty sau khi được xử lý.
4. Các tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc giao công ty, được chuyển giao toàn bộ cho tập thể người lao động trong công ty sở hữu.
Điều 12. Trình tự, thủ tục giao công ty
1. Ban Chấp hành Công đoàn cùng Giám đốc công ty tổ chức Đại hội công nhân viên chức để biểu quyết theo thể thức đa số quá bán việc tự nguyện nhận giao công ty; xây dựng và thông qua phương án nhận giao công ty bao gồm cả phương án sắp xếp lại lao động; thực hiện các điều kiện nhận giao công ty, trong đó cam kết sử dụng hết lao động trong công ty (trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động); cử người đại diện tiến hành các thủ tục nhận giao công ty. ở nơi chưa có tổ chức công đoàn thì Ban Đổi mới tại công ty phối hợp với Giám đốc công ty cử đại diện tập thể người lao động tham gia tổ chức Đại hội công nhân viên chức công ty.
2. Ban Đổi mới tại công ty tiến hành phân loại tài sản; xác định và phân loại công nợ; lập báo cáo tài chính. Căn cứ số liệu trên sổ kế toán, kết quả kiểm kê, phân loại, xử lý tài sản, tài chính và công nợ theo các nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ nêu tại
3. Ban Chấp hành Công đoàn công ty hoặc người được Đại hội công nhân viên chức bầu làm đại diện lập danh sách, phân loại lao động và lập hồ sơ có liên quan của người lao động; xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh và cam kết nhận công ty.
4. Đại diện tập thể người lao động gửi hồ sơ xin nhận giao công ty đến Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin nhận giao công ty;
b) Phương án sản xuất kinh doanh;
c) Phương án sử dụng, đào tạo lại lao động;
d) Dự kiến loại hình tổ chức doanh nghiệp mới;
đ) Những cam kết của tập thể người lao động trong công ty.
5. Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin nhận công ty và ra quyết định giao công ty cho tập thể người lao động; quyết định này được gửi đến các cơ quan: Tài chính doanh nghiệp, Thuế, Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê nơi công ty đóng trụ sở chính; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
6. Tổ chức ký hợp đồng giao nhận công ty giữa đại diện tập thể người lao động và người được Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền hoặc Tổng giám đốc Tổng công ty nhà nước. Hợp đồng giao nhận công ty gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ công ty được giao cho tập thể người lao động;
b) Họ và tên, địa chỉ người đại diện cho tập thể người lao động;
c) Giá trị doanh nghiệp được giao, phương thức giao nhận;
d) Các cam kết của tập thể người lao động tại công ty;
đ) Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao công ty.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê khai tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thể người lao động được giao công ty.
7. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cùng Giám đốc công ty tổ chức bàn giao công ty theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động do Chủ tịch Công đoàn công ty làm đại diện hoặc người do Đại hội công nhân, viên chức bầu làm đại diện để tiếp nhận và quản lý, có sự chứng kiến của đại diện cấp quyết định giao công ty và cơ quan tài chính doanh nghiệp.
8. Đại diện tập thể người lao động tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên hoặc Đại hội xã viên, thực hiện đăng ký kinh doanh theo loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải bao gồm quyết định giao công ty, hợp đồng giao nhận và biên bản bàn giao công ty cho tập thể người lao động.
9. Đại diện của doanh nghiệp thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về việc giao công ty và thay đổi hình thức pháp lý của công ty trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
1. Toàn bộ tài sản của công ty được tính bằng giá trị, sau khi giao thuộc sở hữu tập thể người lao động và chia hết thành các cổ phần hoặc các phần vốn góp để giao cho những người lao động tham gia nhận giao có tên trong danh sách lương, có đóng bảo hiểm xã hội tại công ty đến thời điểm giao công ty.
2. Mỗi người lao động trong công ty tham gia nhận giao được giao quyền sở hữu một phần giá trị doanh nghiệp bằng cổ phần hoặc phần vốn góp tương ứng với số năm đã làm việc cho khu vực nhà nước, được hưởng cổ tức, có quyền để thừa kế nhưng không được chuyển nhượng số cổ phần được giao trong thời hạn 3 năm sau khi giao công ty.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao công ty
1. Đăng ký kinh doanh theo hình thức pháp lý là “công ty cổ phần”, “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “hợp tác xã”.
2. Được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản được giao, tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
3. Được kế thừa quyền lợi của công ty nhà nước theo thoả thuận trong hợp đồng giao nhận công ty; kế thừa các hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước của công ty cũ theo quy định của pháp luật. Công ty có quyền lựa chọn kế thừa hình thức thuê đất hoặc giao đất của công ty nhà nước trước đây. Quyền sử dụng đất của công ty sau khi giao thực hiện theo pháp luật về đất đai.
4. Được tạo điều kiện tổ chức việc đào tạo lại để giải quyết việc làm cho người lao động từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính.
5. Có trách nhiệm sử dụng hết số lao động đã cam kết trong hợp đồng giao nhận công ty, bảo đảm việc làm tối thiểu là 3 năm cho người lao động, trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động. Sau thời hạn trên, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hành của Chính phủ.
6. Thực hiện những cam kết trong hợp đồng nhận giao công ty và các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Số hiệu: 80/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 18/07/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 2. Đối tượng công ty nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê và điều kiện áp dụng
- Điều 3. Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 4. Đối tượng được giao, mua, nhận khoán kinh doanh, thuê công ty, bộ phận của công ty
- Điều 5. Nguyên tắc trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 6. Quản lý và sử dụng số tiền bán, cho thuê công ty
- Điều 7. Chi phí cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 8. Chuyển đổi giữa các hình thức khoán kinh doanh, cho thuê, bán, giao công ty
- Điều 9. Bảo hộ của Nhà nước
- Điều 10. Điều kiện giao công ty cho tập thể người lao động
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi giao công ty
- Điều 12. Trình tự, thủ tục giao công ty
- Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao công ty
- Điều 15. Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 16. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức đấu thầu
- Điều 17. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức đấu giá
- Điều 18. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức trực tiếp
- Điều 19. Trách nhiệm của công ty bán toàn bộ công ty hoặc bán bộ phận của công ty
- Điều 20. Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính khi bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 21. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của công ty, bộ phận của công ty
- Điều 22. Nguyên tắc giải quyết lao động và cán bộ quản lý
- Điều 23. Nguyên tắc xác định giá bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 24. Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 25. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty, bộ phận của công ty
- Điều 26. Thanh toán tiền mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 27. Đăng ký kinh doanh đối với công ty, bộ phận của công ty sau khi bán
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của người mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua công ty nhà nước
- Điều 30. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 31. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh
- Điều 32. Đấu thầu nhận khoán hoặc tổ chức nhận khoán theo phương thức thoả thuận trực tiếp
- Điều 33. Hợp đồng khoán kinh doanh
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định khoán kinh doanh
- Điều 36. Các hình thức thuê công ty, thông báo quyết định cho thuê và đăng ký nhận thuê công ty
- Điều 37. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức đấu thầu
- Điều 38. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp
- Điều 39. Trách nhiệm của công ty nhà nước cho thuê
- Điều 40. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của công ty khi cho thuê
- Điều 41. Giải quyết lao động khi cho thuê công ty
- Điều 42. Nguyên tắc xác định giá cho thuê công ty
- Điều 43. Quyết định cho thuê công ty
- Điều 44. Hợp đồng thuê công ty
- Điều 45. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người thuê công ty
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định cho thuê công ty và người ký hợp đồng cho thuê công ty
- Điều 48. Kết thúc hợp đồng thuê công ty
- Điều 49. Ưu đãi đối với công ty giao, bán, cho thuê
- Điều 50. Ưu đãi đối với người mua là tập thể người lao động trong công ty
- Điều 51. Ưu đãi đối với người mua không phải là tập thể người lao động
- Điều 52. Ưu đãi đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 53. Chính sách đối với người lao động ra khỏi công ty
- Điều 54. Thẩm quyền quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 55. Trách nhiệm tổ chức việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 56. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 57. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- Điều 58. Thẩm quyền phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 59. Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 60. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 61. Công bố và đăng ký nhận mua, khoán kinh doanh, thuê công ty