Chương 1 Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính.
Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.
Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
1. Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
2. Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.
3. Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
4. Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
5. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vốn pháp định của Công ty Tài chính được Chính phủ quy định. Việc thay đổi mức vốn pháp định của Công ty Tài chính do Chính phủ quyết định.
Thời hạn hoạt động của Công ty Tài chính tại Việt Nam không quá 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhận ủy thác là việc Công ty Tài chính sử dụng vốn ủy thác để cho vay hoặc đầu tư vào các dự án, công trình trên cơ sở hợp đồng ủy thác giữa bên uỷ thác và Công ty Tài chính.
2. Bao thanh toán là hình thức chiết khấu chứng từ nhằm tài trợ tín dụng đối với doanh nghiệp, trên cơ sở mua lại các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm, thực hiện việc quản lý hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; giám sát và thanh tra hoạt động của các Công ty Tài chính tại Việt Nam; ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính; thực hiện những nhiệm vụ quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính
- Số hiệu: 79/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/10/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 54
- Ngày hiệu lực: 19/10/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Định nghĩa Công ty Tài chính
- Điều 3. Hình thức thành lập
- Điều 4. Vốn pháp định
- Điều 5. Thời hạn hoạt động
- Điều 6. Giải thích thuật ngữ
- Điều 7. Quản lý Nhà nước
- Điều 8. Điều kiện cấp giấy phép
- Điều 9. Hồ sơ cấp giấy phép
- Điều 10. Lệ phí cấp giấy phép
- Điều 11. Thời hạn cấp và sử dụng giấy phép
- Điều 12. Điều kiện khai trương hoạt động
- Điều 13. Thu hồi giấy phép
- Điều 14. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện và thành lập công ty trực thuộc
- Điều 15. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở chi nhánh, văn phòng đại diện và thành lập công ty trực thuộc
- Điều 16. Quản trị, điều hành và kiểm soát
- Điều 18. Cho vay
- Điều 19. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
- Điều 20. Bảo lãnh
- Điều 21. Các hình thức cấp tín dụng khác
- Điều 24. Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, gồm:
- Điều 25. Các nghiệp vụ phải được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép
- Điều 26. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
- Điều 27. Trường hợp không được cấp tín dụng
- Điều 28. Trường hợp hạn chế tín dụng
- Điều 29. Giới hạn góp vốn mua cổ phần
- Điều 30. Các quy định bảo đảm an toàn
- Điều 31. Tài chính
- Điều 32. Hạch toán
- Điều 33. Trích lập và sử dụng các quỹ
- Điều 34. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài
- Điều 35. Chế độ báo cáo tài chính và kiểm toán