Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác. Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.
3. Phần đóng góp của một thành viên tổ hợp tác là giá trị vốn góp bằng tài sản, công sức (hoạt động hay công việc cụ thể) của thành viên đó đã đóng góp hoặc cam kết đóng góp vào tổ hợp tác. Việc xác định giá trị phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại
4. Thời hạn hợp tác là thời gian các thành viên tổ hợp tác thỏa thuận hợp tác với nhau và ghi trong hợp đồng hợp tác. Thời hạn hợp tác được xác định theo quy định từ Điều 144 đến Điều 148 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn hợp tác thì thời hạn hợp tác kết thúc khi chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 512 của Bộ luật dân sự.
Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
- Số hiệu: 77/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 831 đến số 832
- Ngày hiệu lực: 25/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
- Điều 5. Quyền của tổ hợp tác
- Điều 6. Nghĩa vụ của tổ hợp tác
- Điều 7. Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác
- Điều 8. Quyền của thành viên tổ hợp tác
- Điều 9. Nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác
- Điều 10. Quy trình bổ sung thành viên tổ hợp tác
- Điều 11. Chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác
- Điều 12. Thành lập tổ hợp tác
- Điều 13. Tên, biểu tượng tổ hợp tác
- Điều 14. Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
- Điều 15. Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động
- Điều 16. Đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch
- Điều 17. Cơ chế điều hành hoạt động của tổ hợp tác
- Điều 18. Tổ trưởng tổ hợp tác
- Điều 19. Ban điều hành tổ hợp tác
- Điều 20. Cuộc họp thành viên tổ hợp tác
- Điều 21. Biểu quyết trong tổ hợp tác
- Điều 22. Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác
- Điều 23. Phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ
- Điều 24. Phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác
- Điều 25. Xác minh phần đóng góp
- Điều 26. Trả lại phần đóng góp
- Điều 27. Thừa kế, kế thừa, quản lý phần đóng góp
- Điều 28. Giải quyết tranh chấp