Điều 22 Nghị định 70/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép đầu tư xây dựng của chủ đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân quy định tại
c) Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Báo cáo phân tích an toàn gồm các nội dung quy định tại các
đ) Kết quả thẩm định an toàn;
e) Quy trình bảo đảm chất lượng quy định tại
g) Kế hoạch tháo dỡ quy định tại
h) Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quy định tại
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân.
3. Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện hạt nhân:
a) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
b) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên; khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; bảo đảm an toàn bức xạ; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan;
c) Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
- Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
- Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ;
- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
- điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
d) Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
- Không quá 03 tháng đối với thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Không quá 06 tháng đối với thẩm định Báo cáo phân tích an toàn;
- Không quá 03 tháng đối với việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của Hội đồng Thẩm định Nhà nước.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện hạt nhân, trên cơ sở:
a) Báo cáo của Hội đồng Thẩm định Nhà nước;
b) Kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn;
c) Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Ý kiến của Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
Nghị định 70/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân
- Số hiệu: 70/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 380 đến số 381
- Ngày hiệu lực: 10/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung về đầu tư, xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân
- Điều 5. Lập Quy hoạch phát triển điện hạt nhân
- Điều 6. Tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy phạm kỹ thuật
- Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước nhà máy điện hạt nhân
- Điều 8. Quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân
- Điều 9. Mục tiêu bảo đảm an toàn
- Điều 10. Báo cáo phân tích an toàn
- Điều 11. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân
- Điều 12. Thẩm định Báo cáo phân tích an toàn
- Điều 13. Quy trình bảo đảm chất lượng
- Điều 14. Kiểm soát hạt nhân
- Điều 15. Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
- Điều 16. Bảo vệ an ninh nhà máy điện hạt nhân
- Điều 17. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư) dự án nhà máy điện hạt nhân
- Điều 18. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư) dự án nhà máy điện hạt nhân
- Điều 19. Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 20. Báo cáo tổng quan về lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân
- Điều 21. Trình tự, thủ tục, thời hạn thẩm định và phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân
- Điều 22. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân
- Điều 23. Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 24. Thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân
- Điều 25. Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân
- Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt.
- Điều 27. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
- Điều 28. Quản lý chất lượng thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân
- Điều 29. Kiểm tra an toàn trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân
- Điều 30. Cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân
- Điều 31. Cấp Giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân
- Điều 32. Quan trắc phóng xạ môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân
- Điều 33. Báo cáo thực trạng an toàn và kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân
- Điều 34. Chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân
- Điều 35. Kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân
- Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức có nhà máy trong việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân
- Điều 37. Kiểm tra, thanh tra quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân
- Điều 38. Công nhận nhà máy điện hạt nhân chấm dứt hoạt động
- Điều 39. Chi phí chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân