Điều 19 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
Điều 19. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước
1. Tiêu chí xác định vùng đệm:
a) Vùng đệm được xác định là khu vực liền kề, bao quanh ranh giới khu bảo tồn đất ngập nước và được xác định theo ranh giới hành chính cấp xã; đối với khu vực không có địa giới hành chính có độ rộng tối thiểu 1.000 mét tính từ ranh giới khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Phạm vi ranh giới, diện tích vùng đệm được xác định trên bản đồ và thực địa đồng thời với việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Vùng đệm được quản lý nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tác động bất lợi tới khu bảo tồn đất ngập nước; hạn chế các dự án, hoạt động gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có diện tích quản lý nằm trong vùng đệm thực hiện trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong địa bàn vùng đệm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm hại đến khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học vùng đệm theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với tổ chức quản lý khu bảo tồn, cơ quan quản lý khu bảo tồn hoặc các bên có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khu bảo tồn trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm:
a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên ngành có liên quan trong giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến vùng đệm;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các bên liên quan triển khai các dự án đầu tư vùng đệm, giảm áp lực đến đa dạng sinh học khu bảo tồn đất ngập nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hoặc có các hoạt động trong vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm và quyền được tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phát triển bền vững vùng đệm do cơ quan quản lý khu bảo tồn hoặc chính quyền địa phương tổ chức.
Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
- Số hiệu: 66/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/07/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 613 đến số 614
- Ngày hiệu lực: 15/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
- Điều 4. Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
- Điều 5. Các hoạt động khuyến khích trên vùng đất ngập nước
- Điều 6. Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước
- Điều 7. Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước
- Điều 8. Tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng
- Điều 9. Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng
- Điều 10. Quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng
- Điều 11. Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước
- Điều 12. Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 13. Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia
- Điều 14. Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh
- Điều 15. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 16. Xác lập và quản lý các hoạt động trong phân khu chức năng của khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 17. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 18. Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 19. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 20. Chuyển đổi, chuyển hạng, chuyển cấp khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 21. Điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 22. Quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng thuộc rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển
- Điều 23. Quản lý các khu Ramsar
- Điều 24. Tổ chức quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn
- Điều 25. Quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn
- Điều 26. Chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước quan trọng
- Điều 27. Tài chính cho quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước
- Điều 28. Chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng
- Điều 29. Phát triển nguồn nhân lực và huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước
- Điều 30. Nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar và hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước