Điều 41 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
Điều 41. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin
1. Việc bảo đảm thông tin là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, nâng cấp và hủy bỏ các hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước.
2. Thông tin số thuộc quy định danh mục bí mật nhà nước của các cơ quan nhà nước phải được phân loại, lưu trữ, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Cơ quan nhà nước phải xây dựng nội quy bảo đảm an toàn thông tin; có cán bộ phụ trách quản lý an toàn thông; áp dụng, hướng dẫn và kiểm tra định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cho hệ thống thông tin trên mạng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin.
4. Áp dụng quy trình bảo đảm an toàn dữ liệu bao gồm:
a) Lưu trữ dự phòng;
b) Sử dụng mật mã để bảo đảm an toàn và bảo mật dữ liệu trong lưu trữ và giao dịch theo quy định của Nhà nước về mật mã;
c) Quản lý chặt chẽ việc di chuyển các trang thiết bị công nghệ thông tin lưu trữ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước;
d) Giám sát các khâu tạo lập, xử lý và hủy bỏ dữ liệu;
đ) Các quy trình bảo đảm an toàn dữ liệu khác.
5. Áp dụng quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
a) Các giải pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn và phát hiện sớm việc truy cập trái phép vào mạng máy tính hay thiết bị lưu trữ dữ liệu;
b) Áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy cập và cơ chế ghi biên bản hoạt động của hệ thống để quản lý và kiểm tra việc truy cập mạng;
c) Kiểm soát chặt chẽ việc cài đặt các phần mềm mới lên máy chủ và máy trạm;
d) Theo dõi thường xuyên tình trạng lây nhiễm và thực hiện loại bỏ phần mềm độc hại khỏi hệ thống;
đ) Các quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật khác.
6. Điều kiện bảo đảm thực hiện an toàn thông tin:
a) Cán bộ, công chức, viên chức phải nắm vững các quy định của pháp luật và nội quy của cơ quan về an toàn thông tin;
b) Cán bộ kỹ thuật về an toàn thông tin phải được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và được tạo điều kiện làm việc phù hợp;
c) Cơ quan nhà nước ưu tiên sử dụng lực lượng kỹ thuật về an toàn thông tin của mình; khi cần thiết có thể sử dụng dịch vụ của các tổ chức bảo đảm an toàn thông tin đủ năng lực được Nhà nước công nhận;
d) Hạ tầng kỹ thuật phải được định kỳ kiểm tra, đánh giá hoặc kiểm định về mặt an toàn thông tin phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- Số hiệu: 64/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/04/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 290 đến số 291
- Ngày hiệu lực: 18/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Công khai, minh bạch thông tin trên môi trường mạng
- Điều 5. Bảo vệ thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước nắm giữ trên môi trường mạng
- Điều 6. Số hóa thông tin và lưu trữ dữ liệu
- Điều 7. Chia sẻ thông tin số
- Điều 8. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử
- Điều 9. Bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm
- Điều 10. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cơ quan nhà nước
- Điều 11. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
- Điều 12. Xây dựng cơ sở dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 13. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và duy trì cở sở dữ liệu.
- Điều 14. Bảo đảm truy nhập thông tin và khai thác dịch vụ hành chính công
- Điều 15. Bảo đảm tương thích về công nghệ trong hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước
- Điều 16. Thông báo về việc tạm ngừng cung cấp thông tin, dịch vụ trên môi trường mạng
- Điều 17. Kết nối cơ sở hạ tầng thông tin của cơ quan nhà nước với mạng Internet.
- Điều 18. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận thông tin trên môi trường mạng
- Điều 19. Xây dựng thống nhất biểu mẫu điện tử
- Điều 20. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- Điều 21. Danh mục dịch vụ hành chính công
- Điều 22. Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghê thông tin của cơ quan nhà nước
- Điều 23. Ưu đãi nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
- Điều 24. Biên chế cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin
- Điều 25. Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 26. Ưu tiên bố trí ngân sách cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
- Điều 27. Đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
- Điều 28. Tiêu chí ưu tiên đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 29. Quy định đầu tư cho dự án phần mềm
- Điều 30. Khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 31. Quyền sở hữu trí tuệ đối với giải pháp, phần mềm, cơ sở dữ liệu
- Điều 32. Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 33. Chuẩn hóa quy trình công việc của cơ quan nhà nước
- Điều 34. Yêu cầu đồng bộ quy trình công việc giữa các cơ quan nhà nước
- Điều 35. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử
- Điều 36. Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử
- Điều 37. Thông báo nhận được văn bản điện tử
- Điều 38. Tiếp nhận văn bản điện tử và lập hồ sơ lưu trữ
- Điều 39. Xử lý văn bản điện tử
- Điều 40. Sử dụng chữ ký điện tử
- Điều 41. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin
- Điều 42. Trách nhiệm giải quyết và khắc phục sự cố an toàn thông tin
- Điều 43. Tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng
- Điều 44. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nhà nước
- Điều 45. Hệ thống chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
- Điều 46. Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin
- Điều 47. Giám đốc công nghệ thông tin
- Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Bưu chính, Viễn thông
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 50. Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ
- Điều 51. Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ
- Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 53. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 54. Phối hợp giữa các cơ quan nhà nước