Điều 22 Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
Điều 22. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Số hiệu: 64/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/05/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 08/06/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 8. Vi phạm quy định về giấy phép kinh doanh, giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 9. Vi phạm quy định về nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 10. Vi phạm quy định về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 11. Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 12. Vi phạm quy định về kinh doanh, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 13. Vi phạm quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện của người làm công việc có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 15. Vi phạm quy định về vành đai an toàn khu vực có hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 16. Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành công nghiệp
- Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 20. Uỷ quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 21. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 22. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp