Điều 15 Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
Điều 15. Vi phạm quy định về vành đai an toàn khu vực có hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý ra vào, tụ họp trong phạm vi vùng nguy hiểm hoặc vành đai an toàn;
b) Chăn thả súc vật hoặc trồng hoa mầu trong phạm vi vành đai an toàn.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có các hành vi đốt lửa hoặc thải chất cháy, rác, chất ăn mòn, chất độc vào khu vực vành đai an toàn.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xê dịch cột mốc vành đai an toàn hoặc tự ý di chuyển các loại biển báo ký hiệu vùng nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có khoảng cách ngăn cháy hoặc không dọn, phát quang cây dễ cháy trong khu vực vành đai an toàn;
b) Phá hoại hoặc làm hư hỏng hàng rào bảo vệ, ụ che chắn an toàn khu vực kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm đất xây dựng công trình trong phạm vi vành đai an toàn.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1; điểm b khoản 4 Điều này.
7. áp dụng các biện pháp khác: buộc tháo dỡ công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Số hiệu: 64/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/05/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 08/06/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 8. Vi phạm quy định về giấy phép kinh doanh, giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 9. Vi phạm quy định về nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 10. Vi phạm quy định về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 11. Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 12. Vi phạm quy định về kinh doanh, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 13. Vi phạm quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện của người làm công việc có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 15. Vi phạm quy định về vành đai an toàn khu vực có hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 16. Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành công nghiệp
- Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 20. Uỷ quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 21. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 22. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp