Mục 3 Chương 2 Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp
Mục 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT
Điều 12. Hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
1. Đối tượng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng;
b) Ban quản lý rừng phòng hộ;
c) Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 01 năm 2019;
d) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;
e) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.
2. Mức kinh phí:
a) Đối tượng quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
b) Đối tượng quy định tại các điểm c, d và e khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
c) Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, xã vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, b khoản này.
d) Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm d khoản 1 Điều này là là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
3. Nội dung chi:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
d) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
đ) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
e) Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hằng năm, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng cho khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng.
4. Trình tự thực hiện:
a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
b) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định này.
1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
2. Mức hỗ trợ bình quân 8.000.000 đồng/ha. Chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được xác định bằng dự toán được duyệt; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hằng năm.
3. Phê duyệt thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
Điều 14. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
1. Đối tượng: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
2. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.
b) Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
c) Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.
3. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;
b) Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 15. Hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn
1. Đối tượng: chủ rừng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng gỗ lớn trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, được thuê.
2. Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân
Được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại như sau:
a) Mức hỗ trợ: bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, tính trên số vốn vay dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ;
b) Thời gian hỗ trợ lãi suất: tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng đầu tư với ngân hàng thương mại, tối đa 12 năm;
c) Số vốn vay được hỗ trợ lãi suất: không quá 70% tổng vốn vay tại ngân hàng thương mại;
d) Điều kiện được hỗ trợ:
Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp;
Chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chính sách khác.
đ) Trình tự, thủ tục hỗ trợ lãi suất:
Chủ rừng gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này; bản thiết kế trồng rừng, chăm sóc năm thứ nhất theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này; bản sao hợp đồng tín dụng đã ký giữa chủ rừng và ngân hàng thương mại;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ rừng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức xác minh hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất và lập biên bản xác minh điều kiện hỗ trợ lãi suất tín dụng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trường hợp không hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
e) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ chênh lệch lãi suất cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;
g) Việc lập dự toán, thanh quyết toán tiền hỗ trợ lãi suất thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan khác.
3. Đối với chủ rừng là doanh nghiệp
Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư; trình tự, thủ tục về hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1. Đối tượng: chủ rừng có rừng trồng sản xuất, trừ chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ:
a) Mức hỗ trợ: hỗ trợ một lần xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tối đa 400.000 đồng/ha.
b) Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư.
3. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Có dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Có diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
4. Trình tự hỗ trợ:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định rõ quy mô, địa điểm, diện tích, danh sách chủ rừng, nguồn kinh phí hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo dự án được duyệt quy định tại điểm a khoản này cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng là tổ chức và giao dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Đối với chủ rừng là tổ chức: sau khi có diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gửi đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp không cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
d) Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cùng thống nhất hình thành nhóm hộ và cử thành viên đại diện: sau khi rừng được tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đại diện nhóm hộ gửi đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Ủy ban nhân cấp xã;
Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ dự toán kinh phí được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hằng năm, kiểm tra hồ sơ và cấp kinh phí hỗ trợ cho đại diện nhóm hộ và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp không cấp kinh phí hỗ trợ cho đại diện nhóm hộ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 17. Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp và đường băng cản lửa tại những khu rừng sản xuất
1. Xây dựng đường lâm nghiệp
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: khu vực trồng rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
b) Mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp tối đa 450.000.000 đồng/km;
c) Trình tự hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.
2. Xây dựng đường băng cản lửa
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: đường băng cản lửa tại khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
b) Mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đường băng cản lửa tối đa 100.000.000 đồng/km;
c) Trình tự hỗ trợ đầu tư đường băng cản lửa theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.
1. Đối tượng áp dụng: chủ rừng hợp tác, liên kết với doanh nghiệp chế biến, thương mại lâm sản.
2. Điều kiện để được hỗ trợ:
Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các bên tham gia hợp tác, liên kết có hợp đồng, dự án liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản;
b) Dự án liên kết gắn trồng rừng sản xuất với chế biến, tiêu thụ lâm sản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
c) Thời gian liên kết tối thiểu là 7 năm.
3. Nội dung, mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.
Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp
- Số hiệu: 58/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/05/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 697 đến số 698
- Ngày hiệu lực: 15/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp
- Điều 5. Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng
- Điều 6. Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng đặc dụng
- Điều 7. Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng
- Điều 8. Hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng
- Điều 9. Cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ
- Điều 10. Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng phòng hộ
- Điều 11. Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ
- Điều 12. Hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
- Điều 13. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 14. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
- Điều 15. Hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn
- Điều 16. Hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Điều 17. Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp và đường băng cản lửa tại những khu rừng sản xuất
- Điều 18. Hỗ trợ đầu tư phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản
- Điều 19. Khoán bảo vệ rừng
- Điều 20. Kinh phí chữa cháy rừng
- Điều 21. Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 22. Hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp
- Điều 23. Hỗ trợ trồng cây phân tán
- Điều 24. Hỗ trợ đầu tư Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Điều 25. Những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác
- Điều 28. Nguyên tắc lập hồ sơ thiết kế, dự toán
- Điều 29. Dự toán
- Điều 30. Hồ sơ đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán
- Điều 31. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 32. Phê duyệt thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 33. Điều chỉnh thiết kế, dự toán
- Điều 34. Xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư