Chương 6 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
Mục 1. HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA
Điều 76. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
1. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia được xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất để quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác thông tin tài nguyên nước trên phạm vi toàn quốc.
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia phải phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường, đáp ứng về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
2. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;
b) Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Phần mềm của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
3. Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia bao gồm tập hợp các thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Tài nguyên nước, được sắp xếp thành các nhóm thông tin, dữ liệu sau đây:
a) Thông tin, dữ liệu về nguồn nước, lưu vực sông;
b) Thông tin, dữ liệu về số lượng, chất lượng nước;
c) Thông tin, số liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; thông tin về kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất;
d) Dữ liệu kiểm kê, điều tra, đánh giá tài nguyên nước, quy hoạch về tài nguyên nước;
đ) Thông tin, số liệu quan trắc về tài nguyên nước và số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn, chất lượng môi trường nước.
Điều 77. Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước
1. Thông tin, dữ liệu về số lượng, chất lượng nước là các giá trị tính toán của các đặc trưng để đánh giá biến động số lượng, chất lượng của nguồn nước như sau:
a) Thông tin, dữ liệu về số lượng, chất lượng nguồn nước mặt: đặc trưng mực nước, lượng dòng chảy tại các vị trí trên sông suối, kênh, mương, rạch theo thời đoạn tính toán; dung tích, diện tích hồ, ao, đầm, phá; kết quả đo đạc, phân tích thông số chất lượng nước; chỉ số đánh giá chất lượng nước;
b) Thông tin, dữ liệu về số lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất: trữ lượng động, trữ lượng tĩnh của các tầng chứa nước; trữ lượng có thể khai thác của các tầng chứa nước; kết quả đo đạc, phân tích thông số chất lượng nước; chỉ số đánh giá chất lượng nước.
2. Thông tin, số liệu về kê khai, đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước, bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu đối với công trình khai thác nước dưới đất thuộc đối tượng kê khai theo nội dung thông tin chính trong bản kê khai;
b) Thông tin, dữ liệu đối với công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc đối tượng đăng ký theo nội dung thông tin chính trong giấy xác nhận đăng ký;
c) Thông tin, dữ liệu đối với công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc đối tượng cấp phép theo nội dung thông tin giấy phép được cấp và thông tin về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
d) Thông tin của giấy phép thăm dò nước dưới đất;
đ) Thông tin của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;
e) Thông tin, dữ liệu về công trình xả nước thải vào nguồn nước theo giấy phép môi trường.
3. Dữ liệu kiểm kê, điều tra, đánh giá tài nguyên nước, quy hoạch về tài nguyên nước, bao gồm: dữ liệu, sản phẩm của đề án kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; dữ liệu, sản phẩm của các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước; dữ liệu quy hoạch tài nguyên nước; dữ liệu quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; thông tin, dữ liệu của báo cáo tài nguyên nước quốc gia.
4. Thông tin, dữ liệu về danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước theo danh mục lưu vực sông, nguồn nước; hành lang bảo vệ nguồn nước; hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, kênh, mương, rạch; chức năng nguồn nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
5. Thông tin, dữ liệu về mặt cắt sông, suối của các dự án, đề án đã được nghiệm thu; bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng; danh mục, bản đồ về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, kế hoạch bảo vệ nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; ngưỡng khai thác nước dưới đất trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; kịch bản nguồn nước hằng năm do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
6. Thông tin, số liệu quan trắc về tài nguyên nước và số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn, chất lượng môi trường nước:
a) Thông tin, dữ liệu quan trắc lượng bốc hơi tại trạm khí tượng; lượng mưa tại trạm đo mưa, trạm khí tượng, trạm thủy văn, tại công trình đập, hồ chứa có quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định;
b) Thông tin, dữ liệu quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước và các yếu tố khác tại trạm quan trắc tài nguyên nước mặt, nước dưới đất;
c) Thông tin, dữ liệu quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước, độ mặn và các yếu tố khác tại trạm thủy văn và trạm đo mặn;
d) Thông tin, dữ liệu quan trắc mực nước biển tại một số trạm hải văn;
đ) Thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng nước tại trạm quan trắc môi trường nước;
e) Thông tin, dữ liệu quan trắc về khai thác nước tại công trình phục vụ giám sát khai thác tài nguyên nước.
7. Số liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các công trình khai thác nước và xả nước thải tại các công trình xả nước thải vào nguồn nước.
8. Các thông tin, dữ liệu khác về tài nguyên nước, bao gồm:
a) Văn bản pháp luật về tài nguyên nước và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên nước; quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về tài nguyên nước;
b) Danh mục và sản phẩm các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến tài nguyên nước;
c) Nội dung phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh;
d) Báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, kết quả thanh tra, kiểm tra của các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoặc đăng ký và các dữ liệu khác có liên quan;
đ) Báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các bộ và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất; thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại các vị trí khoan khảo sát, thăm dò địa chất, địa chất thủy văn, thăm dò nước dưới đất, địa chất công trình của các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất và hành nghề khoan khảo sát khác;
g) Thông tin, dữ liệu về địa tầng tại vị trí các công trình khoan khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm, khoan thăm dò địa chất, thăm dò khai thác khoáng sản, dầu khí và các dự án khác;
h) Kết quả hạch toán tài nguyên nước.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về cấu trúc, chuẩn dữ liệu đối với các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước quy định tại Điều này.
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin bao gồm tập hợp thiết bị máy chủ, máy trạm, thiết bị kết nối mạng, hệ thống đường truyền, thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị khác.
2. Phần mềm của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia bao gồm các phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích và phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và Cổng thông tin của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
3. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia bảo đảm các yêu cầu theo quy định kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 79. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
1. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia phải đảm bảo cập nhật đầy đủ, chính xác, có tính pháp lý các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước, của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đảm bảo tính pháp lý, chính xác.
3. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước thực hiện theo quy định kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 80. Kết nối liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường kết nối liên thông cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, địa phương, các cơ quan có liên quan để chia sẻ thông tin dữ liệu tài nguyên nước phục vụ quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
2. Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu tài nguyên nước thực hiện theo mô hình được quy định tại Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, thông qua các dịch vụ trên nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu, trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu quốc gia. Các tiêu chuẩn kỹ thuật dịch vụ chia sẻ thông tin, dữ liệu tài nguyên nước thực hiện theo quy định về kết nối của cơ sở dữ liệu quốc gia với các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu khác.
3. Nội dung thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được kết nối liên thông, chia sẻ phải có sự thống nhất giữa các bên có liên quan và theo quy định của pháp luật.
Điều 81. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước
1. Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và các pháp luật khác có liên quan.
2. Cơ quan quản lý, vận hành Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia quyết định việc phân quyền truy cập khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước thì truy cập và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng dữ liệu của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Trường hợp khai thác, sử dụng số liệu quan trắc khí tượng thủy văn thì thực hiện theo quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn.
4. Cơ quan quản lý Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia không được chia sẻ, cung cấp các thông tin ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin mang tính cá nhân của người sử dụng trừ trường hợp phục vụ hoạt động điều tra, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật và phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 82. Bảo đảm an toàn và chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu tài nguyên nước
1. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia phải được bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng theo cấp độ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc in, sao, vận chuyển, giao nhận, truyền dữ liệu, lưu giữ, bảo quản, cung cấp thông tin, dữ liệu và hoạt động khác có liên quan đến dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Danh mục bí mật nhà nước về tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Các hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia bao gồm: xây dựng, nâng cấp, bảo trì hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm; thu thập, xây dựng, cập nhật thông tin, dữ liệu vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; duy trì, vận hành và bảo đảm an toàn thông tin của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
2. Ngân sách trung ương từ nguồn chi đầu tư phát triển cho hoạt động xây dựng, nâng cấp, bảo trì hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; chi từ nguồn các hoạt động kinh tế cho các hoạt động thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và hoạt động duy trì, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
3. Ngân sách địa phương từ nguồn chi các hoạt động kinh tế đảm bảo cho các hoạt động thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
4. Khuyến khích sử dụng nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật phục vụ xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
5. Cơ quan quản lý, vận hành hệ thống thông tin tài nguyên nước quốc gia được phép thuê hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
6. Việc lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện năng lực đảm nhận thực hiện xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin tài nguyên nước quốc gia theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về an toàn thông tin mạng, pháp luật về an ninh mạng, quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo:
a) Cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng phần mềm của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia với cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương;
b) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước tổ chức cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu trong phạm vi quản lý, thực hiện vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Cơ quan chuyên môn về khí tượng thủy văn cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu gồm: thông tin, dữ liệu về mặt cắt sông, suối (nếu có); số liệu quan trắc quy định tại các điểm a, c và d khoản 6 Điều 77 Nghị định này theo chế độ quan trắc và chế độ truyền phát thông tin, dữ liệu quy định của pháp luật khí tượng thủy văn; chuỗi số liệu đã được chỉnh biên tính từ thời điểm trạm bắt đầu vận hành quan trắc và được cập nhật hằng năm ngay sau khi có kết quả chỉnh biên; thông tin, số liệu khác theo yêu cầu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước;
d) Cơ quan chuyên môn về môi trường cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng nước tại các trạm quan trắc môi trường theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 77 của Nghị định này và cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu đối với công trình xả nước thải vào nguồn nước theo quy định tại khoản 7 Điều 77 của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
đ) Cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu tài nguyên nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 77 của Nghị định này và dữ liệu khác có liên quan để xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
2. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chỉ đạo cơ quan chuyên môn cung cấp, chia sẻ dữ liệu điều tra cơ bản liên quan đến tài nguyên nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước hằng năm và dữ liệu khác có liên quan về tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan cung cấp, chia sẻ, cập nhật các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước quy định tại Điều 77 của Nghị định này và dữ liệu khác có liên quan trong phạm vi quản lý vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
4. Cơ quan, đơn vị thực hiện các chương trình kiểm kê, điều tra, đánh giá tài nguyên nước, quy hoạch về tài nguyên nước và các dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước khác cung cấp, cập nhật các thông tin, dữ liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu.
5. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cung cấp, cập nhật số liệu quan trắc tự động trực tuyến, định kỳ theo quy định tại các Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 91, Điều 92, Điều 93 và Điều 94 của Nghị định này và báo cáo định kỳ hằng năm về khai thác, sử dụng nước tại công trình thuộc đối tượng cấp phép vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
6. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất cung cấp, cập nhật kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất, thông tin, số liệu về địa tầng, thông số địa chất thủy văn và các thông số thí nghiệm khác tại vị trí giếng khoan vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia sau khi hoàn thành công tác thăm dò.
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất; tổ chức, cá nhân thăm dò địa chất, khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò, khai thác khoáng sản cung cấp thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại vị trí giếng khoan vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này phải cung cấp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước và thông tin, dữ liệu có liên quan để phục vụ việc xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và thường xuyên cập nhật theo quy định.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ QUAN TRẮC, GIÁM SÁT KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC, CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Điều 85. Chế độ, thông số, chỉ tiêu quan trắc tài nguyên nước
1. Chế độ đo lượng mưa tại trạm đo mưa, trạm khí tượng, trạm thủy văn tại công trình đập, hồ chứa có quan trắc khí tượng thủy văn và chế độ đo mực nước, lưu lượng, chất lượng nước, độ mặn tại trạm thủy văn, trạm đo mặn thực hiện theo quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn.
2. Thông số, chỉ tiêu quan trắc đối với các trạm quan trắc:
a) Đối với trạm quan trắc tài nguyên nước mặt, bao gồm: lưu lượng, mực nước và các chỉ tiêu chất lượng nước;
b) Đối với trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất, bao gồm: lưu lượng tại mạch lộ, mực nước trong giếng khoan và các chỉ tiêu chất lượng nước.
3. Chế độ quan trắc đối với các trạm quan trắc:
a) Đối với trạm quan trắc tài nguyên nước mặt: được thực hiện theo chế độ quan trắc của trạm thủy văn theo quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn;
b) Đối với trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất: tần suất 03 ngày/lần (mùa khô), 06 ngày/lần (mùa mưa) đối với thiết bị đo thủ công; tần suất 02 giờ/lần đối với thiết bị đo tự động, trực tuyến.
Điều 86. Đối tượng, hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước
1. Đối tượng giám sát khai thác tài nguyên nước là các công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc trường hợp phải đăng ký, phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước.
2. Việc quan trắc để giám sát khai thác tài nguyên nước được thực hiện như sau:
a) Đối với công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước, thực hiện việc quan trắc để giám sát theo quy định tại các Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 91, Điều 92 và Điều 93 của Nghị định này và được cập nhật, kết nối, truyền dữ liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia để giám sát hoạt động khai thác tài nguyên nước;
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp phải quan trắc, giám sát chất lượng nước thực hiện việc quan trắc, cập nhật số liệu chất lượng nước khai thác vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
b) Đối với công trình thuộc trường hợp phải đăng ký, thực hiện việc quan trắc để giám sát theo quy định tại Điều 94 của Nghị định này.
3. Các hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước:
a) Giám sát trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
b) Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp, liên tục vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
4. Thông tin số liệu quan trắc khai thác tài nguyên nước do các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cung cấp vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu vi phạm hành chính, hình sự trong việc tuân thủ quy định của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các quy định của pháp luật về tài nguyên nước khi thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 87. Yêu cầu đối với thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu phục vụ giám sát
1. Thiết bị đo đạc tại công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Có dải đo phù hợp với giá trị cần đo;
b) Hoạt động liên tục, kết nối, truyền thông tin, số liệu tới thiết bị thu nhận, lưu trữ của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Đối với các thiết bị đo đạc tự động mực nước, lưu lượng thì thời gian đo đảm bảo không quá 15 phút 01 lần; đối với camera giám sát, tốc độ ghi hình không nhỏ hơn 01 khung hình/phút;
d) Các loại thiết bị đo đạc trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng, sản phẩm hàng hóa và phải được kiểm soát về đo lường (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) theo quy định của pháp luật về đo lường.
2. Sai số phép đo khi đo đạc phải đảm bảo sai số tuyệt đối không vượt quá 01 cm đối với thông số mực nước; sai số tương đối không vượt quá 5% so với giá trị thực đo đối với thông số lưu lượng.
3. Các thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu phải có chuẩn dữ liệu kết nối phù hợp, đảm bảo kết nối, truyền số liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
4. Sau khi hoàn thành việc lắp đặt thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, tổ chức, cá nhân gửi văn bản thông báo đến cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các công trình thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các công trình thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp kết nối, truyền số liệu trên Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia chưa đầy đủ thông tin, số liệu hoặc chưa ổn định để đảm bảo việc giám sát khai thác tài nguyên nước theo quy định thì cơ quan nhận thông báo quy định tại khoản này gửi văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân về việc chưa đảm bảo yêu cầu.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác nước để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Tài nguyên nước thực hiện giám sát mực nước, lưu lượng, giám sát bằng camera theo quy định tại Điều 89, Điều 90, Điều 91 và Điều 92 của Nghị định này và thực hiện việc quan trắc chất lượng nguồn nước khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc quan trắc chất lượng nguồn nước khai thác quy định như sau:
a) Thông số quan trắc để giám sát trực tuyến đối với công trình khai thác nguồn nước mặt có quy mô từ 10.000 m³/ngày đêm trở lên tại vị trí lấy nước, tối thiểu bao gồm: nhiệt độ, pH, hàm lượng ôxy hoà tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hoá học (COD), Amoni (NH4+ tính theo Nitơ) và các thông số khác theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt do cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định trong giấy phép trên cơ sở hiện trạng chất lượng nguồn nước khu vực khai thác;
b) Thông số quan trắc để giám sát trực tuyến đối với công trình khai thác nguồn nước dưới đất có quy mô từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên tại vị trí giếng quan trắc, tối thiểu bao gồm: pH, tổng chất rắn hòa tan (TDS), Amoni (NH4+ tính theo Nitơ), Nitrate (NO3- tính theo Nitơ) và các thông số khác theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất do cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định trong giấy phép trên cơ sở hiện trạng chất lượng nguồn nước khu vực khai thác;
c) Ngoài các thông số quan trắc để giám sát trực tuyến quy định tại điểm a, điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định trong giấy phép các thông số, chế độ quan trắc để giám sát định kỳ trên cơ sở hiện trạng chất lượng nguồn nước khu vực khai thác.
Tổ chức, cá nhân khai thác nước cho các mục đích khác từ nguồn nước có chức năng cấp nước sinh hoạt, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định trong giấy phép các thông số quan chắc chất lượng nước trên cơ sở đặc điểm nguồn nước, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Việc giám sát hoạt động khai thác nước mặt đối với công trình hồ chứa để phát điện quy định được thực hiện như sau:
1. Thông số, chỉ tiêu quan trắc để giám sát:
a) Mực nước hồ;
b) Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu (nếu có);
c) Lưu lượng xả qua nhà máy;
d) Lưu lượng xả qua tràn.
2. Hình thức giám sát:
a) Hồ chứa có dung tích toàn bộ từ một (01) triệu m³ trở lên: thực hiện quan trắc tự động để giám sát trực tuyến đối với các thông số quy định tại khoản 1 Điều này và lắp đặt camera để giám sát việc xả nước quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này;
b) Hồ chứa có dung tích toàn bộ nhỏ hơn một (01) triệu m³: thực hiện quan trắc tự động để giám sát trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và thực hiện quan trắc để giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; lắp đặt camera để giám sát việc xả nước quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Chế độ quan trắc để giám sát:
a) Đối với thông số quan trắc để giám sát trực tuyến, không quá 15 phút 01 lần.
Trường hợp dữ liệu bị gián đoạn do việc bảo trì, kiểm định, hiệu chuẩn, thay thế linh phụ kiện, sửa chữa, thay thế các thiết bị đo phải có biện pháp thực hiện quan trắc, lưu trữ số liệu theo chế độ giám sát định kỳ quy định tại điểm b khoản này và cập nhật đầy đủ thông tin, số liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia. Đồng thời, phải báo cáo cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các công trình thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các công trình thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nêu rõ kế hoạch thực hiện việc bảo trì, kiểm định, hiệu chuẩn, thay thế linh phụ kiện, sửa chữa, thay thế các thiết bị. Thời gian thực hiện kế hoạch không quá 30 ngày.
Trường hợp đường truyền dữ liệu bị gián đoạn vì lý do khác thì ngay sau khi phục hồi, hệ thống phải tự động thực hiện truyền các dữ liệu của khoảng thời gian bị gián đoạn. Trong trường hợp việc truyền dữ liệu bị gián đoạn liên tục quá 12 giờ, đơn vị vận hành hệ thống phải có thông báo ngay bằng văn bản về nguyên nhân, các biện pháp khắc phục về sự cố gián đoạn này với cơ quan nhận báo cáo quy định tại điểm này;
b) Đối với thông số quan trắc để giám sát định kỳ, cập nhật hằng ngày (trước 10 giờ sáng ngày hôm sau) số liệu lưu lượng và thời gian xả tương ứng trong ngày vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Việc giám sát hoạt động khai thác nước mặt đối với công trình hồ chứa thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho các mục đích khác được thực hiện như sau:
1. Thông số, chỉ tiêu quan trắc để giám sát:
a) Mực nước hồ;
b) Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu (nếu có);
c) Lưu lượng khai thác cho các mục đích;
d) Lưu lượng xả qua tràn;
đ) Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có).
2. Hình thức giám sát:
a) Hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m³ trở lên: thực hiện quan trắc để giám sát trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, quan trắc để giám sát định kỳ với thông số quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
b) Hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 01 triệu m³ đến dưới 03 triệu m³: thực hiện quan trắc để giám sát trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, quan trắc để giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Hồ chứa có dung tích toàn bộ dưới 01 triệu m³: thực hiện quan trắc để giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chế độ quan trắc để giám sát:
a) Đối với các thông số quan trắc để giám sát trực tuyến và thông số quan trắc để giám sát định kỳ, thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 89 của Nghị định này;
b) Đối với thông số chất lượng nước trong quá trình khai thác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân tích.
Vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước phục vụ giám sát thực hiện theo quy định của giấy phép khai thác nước mặt (nếu có).
Việc giám sát hoạt động khai thác nước mặt đối với công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác quy định được thực hiện như sau:
1. Thông số, chỉ tiêu quan trắc để giám sát:
a) Lưu lượng khai thác;
b) Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có).
2. Hình thức giám sát: thực hiện quan trắc để giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại khoản 1 Điều này; khuyến khích thực hiện quan trắc để giám sát trực tuyến đối với thông số quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Chế độ quan trắc để giám sát:
a) Đối với thông số lưu lượng khai thác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, phải cập nhật hằng ngày (trước 10 giờ sáng ngày hôm sau) số liệu lưu lượng và thời gian khai thác tương ứng trong ngày vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
b) Đối với thông số chất lượng nước trong quá trình khai thác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân tích.
Vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước phục vụ giám sát thực hiện theo quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (nếu có).
Điều 92. Thông số, chế độ và chỉ tiêu quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất
Việc giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất được thực hiện như sau:
1. Thông số, chỉ tiêu quan trắc để giám sát:
a) Lưu lượng khai thác của công trình (là tổng lưu lượng của từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác thuộc công trình khai thác nước dưới đất).
Khuyến khích tổ chức, cá nhân lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng cho từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác thuộc công trình khai thác nước dưới đất để điều chỉnh tối ưu việc khai thác nước dưới đất;
b) Mực nước trong từng giếng khai thác đối với giếng khoan, giếng đào;
c) Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có);
d) Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên phải có tối thiểu 01 giếng quan trắc. Ngoài việc thực hiện quan trắc để giám sát các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này còn phải quan trắc thông số mực nước trong các giếng quan trắc.
Trường hợp công trình khai thác trong nhiều tầng chứa nước thì mỗi tầng chứa nước khai thác phải có tối thiểu 01 giếng quan trắc.
2. Hình thức giám sát:
a) Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên: thực hiện quan trắc để giám sát trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều này, quan trắc để giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Đối với công trình có quy mô từ 1.000 m³/ngày đêm đến dưới 3.000 m³/ngày đêm: thực hiện quan trắc để giám sát trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, quan trắc để giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Đối với công trình có quy mô từ 10 m³/ngày đêm đến dưới 1.000 m³/ngày đêm: thực hiện quan trắc để giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
3. Chế độ quan trắc để giám sát:
a) Đối với thông số quan trắc để giám sát trực tuyến, không quá 01 giờ 01 lần;
b) Đối với các thông số quan trắc để giám sát định kỳ, không quá 24 giờ 01 lần và phải cập nhật số liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia trước 10 giờ sáng ngày hôm sau đối với thông số lưu lượng, mực nước; đối với thông số chất lượng nước trong quá trình khai thác, thực hiện cập nhật số liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân tích.
Vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước phục vụ giám sát thực hiện theo quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (nếu có).
Điều 93. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước biển
Việc giám sát hoạt động khai thác nước biển đối với công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước biển khác quy định được thực hiện như sau:
1. Thông số, chỉ tiêu quan trắc, giám sát: lưu lượng khai thác.
2. Hình thức giám sát: thực hiện quan trắc để giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại khoản 1 Điều này; khuyến khích thực hiện quan trắc tự động để giám sát trực tuyến đối với thông số quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Chế độ quan trắc để giám sát: cập nhật hằng ngày (trước 10 giờ sáng ngày hôm sau) số liệu tổng lượng nước khai thác trong ngày vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Việc giám sát hoạt động khai thác nước đối với công trình khai thác thuộc trường hợp phải đăng ký được thực hiện như sau:
1. Thông số, chỉ tiêu quan trắc, giám sát: lưu lượng khai thác, dòng chảy tối thiểu đối với công trình hồ, đập (nếu có).
2. Hình thức, chế độ giám sát: lập sổ theo dõi lượng nước khai thác và việc xả dòng chảy tối thiểu hàng ngày, tháng, năm (nếu có) và thực hiện quan trắc để giám sát định kỳ 01 ngày 01 lần đối với thông số quy định tại khoản 1 Điều này và được lưu trữ trong sổ theo dõi.
Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
- Điều 4. Yêu cầu của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Điều 5. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
- Điều 6. Kiểm kê tài nguyên nước
- Điều 7. Báo cáo tài nguyên nước quốc gia và báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bộ có liên quan
- Điều 8. Các hoạt động điều tra cơ bản khác
- Điều 9. Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Điều 10. Quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước
- Điều 11. Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch
- Điều 12. Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
- Điều 13. Lập quy hoạch
- Điều 14. Lấy ý kiến về quy hoạch
- Điều 15. Hội đồng thẩm định quy hoạch
- Điều 16. Nội dung thẩm định quy hoạch
- Điều 17. Tổ chức thẩm định quy hoạch
- Điều 18. Phê duyệt quy hoạch
- Điều 19. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
- Điều 20. Danh mục lưu vực sông liên tỉnh phải lập quy hoạch
- Điều 21. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
- Điều 22. Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 23. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối
- Điều 24. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch
- Điều 25. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ, ao, đầm phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và các nguồn nước khác
- Điều 26. Lập, công bố, điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
- Điều 27. Thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính
- Điều 28. Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- Điều 29. Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước khác
- Điều 30. Quản lý các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 32. Xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất
- Điều 33. Phân loại vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 34. Nguyên tắc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 35. Khoanh định và áp dụng các biện pháp trong vùng cấm khai thác nước dưới đất
- Điều 36. Khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 37. Lập Danh mục và Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 38. Phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất
- Điều 40. Hoạt động điều hoà, phân phối tài nguyên nước
- Điều 41. Kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông
- Điều 42. Khung trạng thái nguồn nước
- Điều 43. Kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành có khai thác, sử dụng nước
- Điều 44. Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông
- Điều 45. Trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, thực hiện phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước
- Điều 46. Trách nhiệm xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số
- Điều 47. Quy mô dự án chuyển nước phải lấy ý kiến chấp thuận và thời điểm lấy ý kiến
- Điều 48. Hồ sơ đề nghị chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước
- Điều 49. Trình tự, thủ tục chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước
- Điều 50. Điều kiện vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực
- Điều 51. Quy định việc lập, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực
- Điều 52. Trình tự thẩm định phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông
- Điều 53. Các đập, hồ chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành
- Điều 54. Nội dung chính của quy chế phối hợp vận hành hệ thống các đập, hồ chứa trên sông, suối
- Điều 55. Trình tự phê duyệt quy chế phối hợp vận hành hệ thống các đập, hồ chứa trên sông, suối
- Điều 56. Lập Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp
- Điều 57. Phê duyệt, công bố Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp
- Điều 58. Rà soát, điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp
- Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đơn vị quản lý ao, hồ, đầm, phá không được san lấp
- Điều 60. Yêu cầu chung về bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ
- Điều 61. Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông
- Điều 62. Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát, sỏi trong hồ
- Điều 63. Yêu cầu đối với hoạt động mở mới và nạo nét, khơi thông luồng, tuyến giao thông thủy
- Điều 64. Yêu cầu đối với hoạt động kè bờ, gia cố bờ sông, hồ, nắn sông; cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông, hồ
- Điều 65. Đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, hồ
- Điều 66. Trách nhiệm của các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 67. Nội dung, yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông
- Điều 68. Tổ chức lưu vực sông
- Điều 69. Hoạt động của tổ chức lưu vực sông
- Điều 70. Quy định chung về hạch toán tài nguyên nước
- Điều 71. Hệ thống nhóm tài khoản trong hạch toán tài nguyên nước
- Điều 72. Dữ liệu hạch toán tài nguyên nước
- Điều 73. Kết quả hạch toán tài nguyên nước
- Điều 74. Trách nhiệm tổ chức thực hiện hạch toán tài nguyên nước
- Điều 75. Lộ trình thực hiện hạch toán tài nguyên nước
- Điều 76. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 77. Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước
- Điều 78. Hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 79. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 80. Kết nối liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 81. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước
- Điều 82. Bảo đảm an toàn và chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu tài nguyên nước
- Điều 83. Bảo đảm kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 84. Trách nhiệm xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 85. Chế độ, thông số, chỉ tiêu quan trắc tài nguyên nước
- Điều 86. Đối tượng, hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước
- Điều 87. Yêu cầu đối với thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu phục vụ giám sát
- Điều 88. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác tài nguyên nước để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt
- Điều 89. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước đối với công trình hồ chứa để phát điện
- Điều 90. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác đối với công trình hồ chứa thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho các mục đích khác
- Điều 91. Thông số, chế độ và chỉ tiêu quan trắc để giám sát hoạt động khai thác đối với công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác
- Điều 92. Thông số, chế độ và chỉ tiêu quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất
- Điều 93. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước biển
- Điều 94. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước thuộc trường hợp phải đăng ký