Mục 3 Chương 4 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
Điều 50. Điều kiện vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực
1. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc vận hành hồ chứa theo thời gian thực phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của pháp luật có liên quan và bao gồm các thành phần chính như sau:
a) Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn tự động; thiết bị quan trắc để giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành của hồ chứa và cơ sở dữ liệu có liên quan đến việc vận hành hồ chứa;
b) Hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng và các thiết bị phụ trợ khác để thu nhận, truyền tin và lưu trữ thông tin, dữ liệu theo thời gian thực;
c) Phần mềm hỗ trợ xử lý, phân tích thông tin, tính toán, dự báo theo thời gian thực, bao gồm các loại mô hình chính: mô hình thống kê, mô hình thủy văn, mô hình thủy động lực, mô hình cân bằng nước, mô hình vận hành hồ chứa, mô hình chất lượng nước;
d) Hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa để đề xuất các nguyên tắc, quy tắc, phương án vận hành hồ chứa theo thời gian thực;
đ) Các hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan.
2. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực bao gồm thành phần chính như sau:
a) Hạ tầng kỹ thuật của các hồ chứa thuộc danh mục đập, hồ chứa vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông tin, dữ liệu lưu vực sông phục vụ vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực;
c) Hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng và các thiết bị phụ trợ khác để thu nhận, kết nối thông tin, dữ liệu từ các hồ chứa, công trình khai thác sử dụng nước khác theo thời gian thực trên lưu vực sông;
d) Hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ vận hành liên hồ chứa để đề xuất các nguyên tắc, quy tắc, phương án vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực;
đ) Các hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan.
3. Đối với các hồ chứa thuộc danh mục đập, hồ chứa phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa phải bảo đảm hạ tầng kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này, phải thông báo đến cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để được kiểm tra, kết nối vào hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực. Khuyến khích các hồ chứa khác kết nối vào hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực.
4. Yêu cầu vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực
a) Thông tin, số liệu được cập nhật liên tục, tự động, bảo đảm độ tin cậy;
b) Có hạ tầng kỹ thuật bảo đảm đáp ứng các điều kiện, yêu cầu vận hành hồ chứa, liên hồ chứa quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
c) Mật độ trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trên lưu vực hồ chứa bảo đảm tối thiểu theo quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn;
d) Hệ thống phần mềm hỗ trợ xử lý, phân tích thông tin, tính toán, dự báo theo thời gian thực phải được kiểm định, bảo đảm mức độ tin cậy.
5. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo đảm yêu cầu vận hành hồ chứa theo thời gian thực quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này do mình quản lý hoặc thuê dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa để bảo đảm vận hành hồ chứa linh hoạt, an toàn và tối ưu hóa lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường nhưng phải bảo đảm quy định tại Điều 70 của Luật Tài nguyên nước.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa và các cơ quan, tổ chức có liên quan trên lưu vực sông hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực khi các hồ chứa trên lưu vực sông đã có hạ tầng kỹ thuật đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ điều kiện nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật liên hồ chứa theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 51. Quy định việc lập, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực
Khi hạ tầng kỹ thuật bảo đảm đáp ứng các điều kiện, yêu cầu vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này, việc lập, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành đập, hồ chứa thực hiện lập, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa theo thời gian thực trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nguồn nước trên lưu vực sông, trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức lập hoặc điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Trường hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức quản lý, vận hành đập, hồ chứa có liên quan trên lưu vực sông đề nghị điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực thì xây dựng phương án điều chỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo trình tự quy định tại Điều 52 của Nghị định này.
1. Trường hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hồ chứa đề nghị điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa thì phải xây dựng phương án vận hành liên hồ chứa gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Hồ sơ đề xuất phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa bao gồm:
a) Dự thảo Quyết định ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Báo cáo thuyết minh phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa kèm theo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có);
c) Sơ đồ hiện trạng các đập, hồ chứa, liên hồ chứa trong Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức lưu vực sông có liên quan (nếu có) đến quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông đối với hồ sơ điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa.
Trường hợp phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa làm thay đổi cơ bản nội dung chính của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định.
Các thành viên của Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; đại diện tổ chức lưu vực sông liên quan (nếu có); đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan, đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa, cơ quan, đơn vị khác có liên quan và chuyên gia về tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
4. Nội dung thẩm định:
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý, sự cần thiết phải điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa và hồ sơ phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa;
b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng trong tính toán, kết quả tính toán các trường hợp vận hành;
c) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý, khả thi của phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa và dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa.
5. Trình tự, thủ tục thẩm định phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho cơ quan, tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 42 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phương án. Trường hợp đủ điều kiện phê duyệt phương án, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện để phê duyệt thì cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Điều 53. Các đập, hồ chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành
Danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành theo quy định tại khoản 9 Điều 38 của Luật Tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt được xác định dựa trên một số cơ sở chủ yếu như sau:
1. Quy mô khai thác, sử dụng nước của công trình; vai trò của đập, hồ chứa trên lưu vực sông.
2. Khả năng điều tiết nước của đập, hồ chứa trên lưu vực sông.
3. Hiệu quả sử dụng nước của đập, hồ chứa trên lưu vực sông.
4. Mức độ tác động, phạm vi ảnh hưởng và biện pháp giảm thiểu tác động do việc vận hành đập, hồ chứa gây ra.
5. Yêu cầu bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, dòng chảy tối thiểu và yêu cầu phòng, chống lũ lụt, hạn hán, thiếu nước, cấp nước ở hạ du.
6. Các yêu cầu khác do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 54. Nội dung chính của quy chế phối hợp vận hành hệ thống các đập, hồ chứa trên sông, suối
Nội dung của quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc lưu vực sông đã có quy trình vận hành liên hồ chứa phải phù hợp với các quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông và bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Nguyên tắc vận hành để bảo đảm an toàn công trình, an toàn hạ du, nâng cao hiệu quả phát điện và bảo đảm dòng chảy tối thiểu theo quy định.
2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống hồ chứa.
3. Các nguyên tắc phối hợp vận hành trong mùa lũ.
4. Các nguyên tắc phối hợp vận hành trong mùa kiệt.
5. Trách nhiệm của các đơn vị, quản lý vận hành các hồ đập và các cơ quan chức năng của địa phương liên quan.
Điều 55. Trình tự phê duyệt quy chế phối hợp vận hành hệ thống các đập, hồ chứa trên sông, suối
1. Việc lập danh mục đập, hồ chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành được thực hiện như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, xác định danh mục các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi quản lý cần phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành;
b) Lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan, tổ chức lưu vực sông, tổ chức, cá nhân có liên quan về danh mục đập, hồ chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành trên các lưu vực sông thuộc phạm vi tỉnh;
c) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh mục đập, hồ chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xây dựng quy chế phối hợp vận hành của các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi quản lý theo trình tự như sau:
a) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân quản lý vận hành đập, hồ chứa và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi quản lý cần phải xây dựng quy chế;
b) Lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, tổ chức lưu vực sông (nếu có) và tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi tỉnh;
c) Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tiếp thu, giải trình góp ý và hoàn thiện dự thảo quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa trên sông, suối và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy chế.
3. Trường hợp các đập, hồ chứa phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành trên sông, suối thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở hạ du của nguồn nước liên tỉnh chủ trì lập danh mục, xây dựng quy chế phối hợp vận hành và lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trình tự thực hiện việc lập danh mục đập, hồ chứa và xây dựng, phê duyệt quy chế phối hợp vận hành của các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi từ 02 tỉnh trở lên được thực hiện như quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
- Điều 4. Yêu cầu của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Điều 5. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
- Điều 6. Kiểm kê tài nguyên nước
- Điều 7. Báo cáo tài nguyên nước quốc gia và báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bộ có liên quan
- Điều 8. Các hoạt động điều tra cơ bản khác
- Điều 9. Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Điều 10. Quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước
- Điều 11. Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch
- Điều 12. Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
- Điều 13. Lập quy hoạch
- Điều 14. Lấy ý kiến về quy hoạch
- Điều 15. Hội đồng thẩm định quy hoạch
- Điều 16. Nội dung thẩm định quy hoạch
- Điều 17. Tổ chức thẩm định quy hoạch
- Điều 18. Phê duyệt quy hoạch
- Điều 19. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
- Điều 20. Danh mục lưu vực sông liên tỉnh phải lập quy hoạch
- Điều 21. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
- Điều 22. Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 23. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối
- Điều 24. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch
- Điều 25. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ, ao, đầm phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và các nguồn nước khác
- Điều 26. Lập, công bố, điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
- Điều 27. Thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính
- Điều 28. Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- Điều 29. Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước khác
- Điều 30. Quản lý các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 32. Xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất
- Điều 33. Phân loại vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 34. Nguyên tắc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 35. Khoanh định và áp dụng các biện pháp trong vùng cấm khai thác nước dưới đất
- Điều 36. Khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 37. Lập Danh mục và Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 38. Phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất
- Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất
- Điều 40. Hoạt động điều hoà, phân phối tài nguyên nước
- Điều 41. Kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông
- Điều 42. Khung trạng thái nguồn nước
- Điều 43. Kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành có khai thác, sử dụng nước
- Điều 44. Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông
- Điều 45. Trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, thực hiện phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước
- Điều 46. Trách nhiệm xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số
- Điều 47. Quy mô dự án chuyển nước phải lấy ý kiến chấp thuận và thời điểm lấy ý kiến
- Điều 48. Hồ sơ đề nghị chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước
- Điều 49. Trình tự, thủ tục chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước
- Điều 50. Điều kiện vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực
- Điều 51. Quy định việc lập, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực
- Điều 52. Trình tự thẩm định phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông
- Điều 53. Các đập, hồ chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành
- Điều 54. Nội dung chính của quy chế phối hợp vận hành hệ thống các đập, hồ chứa trên sông, suối
- Điều 55. Trình tự phê duyệt quy chế phối hợp vận hành hệ thống các đập, hồ chứa trên sông, suối
- Điều 56. Lập Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp
- Điều 57. Phê duyệt, công bố Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp
- Điều 58. Rà soát, điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp
- Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đơn vị quản lý ao, hồ, đầm, phá không được san lấp
- Điều 60. Yêu cầu chung về bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ
- Điều 61. Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông
- Điều 62. Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát, sỏi trong hồ
- Điều 63. Yêu cầu đối với hoạt động mở mới và nạo nét, khơi thông luồng, tuyến giao thông thủy
- Điều 64. Yêu cầu đối với hoạt động kè bờ, gia cố bờ sông, hồ, nắn sông; cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông, hồ
- Điều 65. Đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, hồ
- Điều 66. Trách nhiệm của các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 67. Nội dung, yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông
- Điều 68. Tổ chức lưu vực sông
- Điều 69. Hoạt động của tổ chức lưu vực sông
- Điều 70. Quy định chung về hạch toán tài nguyên nước
- Điều 71. Hệ thống nhóm tài khoản trong hạch toán tài nguyên nước
- Điều 72. Dữ liệu hạch toán tài nguyên nước
- Điều 73. Kết quả hạch toán tài nguyên nước
- Điều 74. Trách nhiệm tổ chức thực hiện hạch toán tài nguyên nước
- Điều 75. Lộ trình thực hiện hạch toán tài nguyên nước
- Điều 76. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 77. Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước
- Điều 78. Hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 79. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 80. Kết nối liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 81. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước
- Điều 82. Bảo đảm an toàn và chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu tài nguyên nước
- Điều 83. Bảo đảm kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 84. Trách nhiệm xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
- Điều 85. Chế độ, thông số, chỉ tiêu quan trắc tài nguyên nước
- Điều 86. Đối tượng, hình thức giám sát khai thác tài nguyên nước
- Điều 87. Yêu cầu đối với thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu phục vụ giám sát
- Điều 88. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác tài nguyên nước để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt
- Điều 89. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước đối với công trình hồ chứa để phát điện
- Điều 90. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác đối với công trình hồ chứa thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho các mục đích khác
- Điều 91. Thông số, chế độ và chỉ tiêu quan trắc để giám sát hoạt động khai thác đối với công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác
- Điều 92. Thông số, chế độ và chỉ tiêu quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất
- Điều 93. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước biển
- Điều 94. Thông số, chỉ tiêu và chế độ quan trắc để giám sát hoạt động khai thác nước thuộc trường hợp phải đăng ký