Điều 10 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cấp ý kiến pháp lý
Điều 10. Các nội dung cơ bản của ý kiến pháp lý
1. Nội dung ý kiến pháp lý bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Các điều kiện, hoàn cảnh và giả định cần thiết để làm rõ mục đích và phạm vi ý kiến pháp lý;
b) Đánh giá về tư cách pháp lý của bên Việt Nam trong việc ký hoặc ban hành văn bản;
c) Đánh giá về thẩm quyền tham gia ký hoặc ban hành văn bản của bên Việt Nam;
d) Đánh giá về việc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đàm phán, ký, ban hành văn bản;
đ) Mục đích sử dụng ý kiến pháp lý và việc cung cấp ý kiến pháp lý cho các tổ chức, cá nhân khác.
2. Ngoài các nội dung nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, ý kiến pháp lý có thể có các nội dung khác nhưng không trái với các nguyên tắc cấp ý kiến pháp lý được quy định tại
3. Nội dung ý kiến pháp lý không đánh giá về các tình tiết, sự kiện hoặc các nội dung không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam.
Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cấp ý kiến pháp lý
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc cấp ý kiến pháp lý
- Điều 4. Giá trị của ý kiến pháp lý
- Điều 5. Đối tượng cấp ý kiến pháp lý
- Điều 6. Cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý
- Điều 7. Điều kiện cấp ý kiến pháp lý
- Điều 8. Từ chối cấp ý kiến pháp lý
- Điều 9. Hình thức và ngôn ngữ của ý kiến pháp lý
- Điều 10. Các nội dung cơ bản của ý kiến pháp lý
- Điều 11. Đề nghị cấp ý kiến pháp lý
- Điều 12. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý
- Điều 13. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp ý kiến pháp lý
- Điều 14. Chỉnh lý, làm rõ hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý
- Điều 15. Thời hạn cấp ý kiến pháp lý
- Điều 16. Làm rõ nội dung ý kiến pháp lý
- Điều 17. Sửa đổi, bổ sung ý kiến pháp lý
- Điều 18. Sử dụng ý kiến pháp lý