Điều 35 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Điều 35. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, cưỡng chế và thời hạn thi hành quyết định xử phạt
1. Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa. Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ sẽ áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình hoặc chia đôi tổng số giữa mức tối đa và mức trung bình. Có trên một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ sẽ áp dụng mức tối đa hoặc tối thiểu. Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì được bù trừ để áp dụng khung phạt theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.
3. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm theo Nghị định này phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giao quyết định xử phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Số hiệu: 51/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/05/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 252 đến số 253
- Ngày hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Loại, hình thức và nội dung hóa đơn
- Điều 5. Nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn
- Điều 6. Hóa đơn tự in
- Điều 7. Hóa đơn điện tử
- Điều 8. Hóa đơn đặt in
- Điều 9. In hóa đơn đặt in
- Điều 10. Bán, cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
- Điều 11. Phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh
- Điều 12. Phát hành hóa đơn của Cục Thuế
- Điều 13. Nhận dạng hóa đơn
- Điều 14. Nguyên tắc sử dụng hóa đơn
- Điều 15. Lập hóa đơn
- Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn
- Điều 17. Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập
- Điều 18. Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
- Điều 19. Ủy nhiệm lập hóa đơn
- Điều 20. Việc sử dụng hóa đơn của người mua hàng
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ
- Điều 22. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn
- Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn
- Điều 24. Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ
- Điều 25. Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn trong đơn vị kế toán
- Điều 26. Lưu trữ, bảo quản hóa đơn
- Điều 27. Hủy hóa đơn
- Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử
- Điều 29. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn
- Điều 30. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
- Điều 31. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn
- Điều 32. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
- Điều 33. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
- Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
- Điều 35. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, cưỡng chế và thời hạn thi hành quyết định xử phạt
- Điều 36. Thanh tra, kiểm tra
- Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn