Điều 60 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
Điều 60. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu có trách nhiệm phong tỏa số tiền ký quỹ.
2. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại đã nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu kèm theo bản sao chứng thực của tờ khai hải quan có đóng dấu xác nhận thông quan hoặc bản sao chứng thực của tờ khai hải quan có đóng dấu xác nhận đã tái xuất phế liệu.
3. Trường hợp phế liệu nhập khẩu không được thông quan hoặc không thể tái xuất, khoản tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán chi phí xử lý phế liệu vi phạm. Nếu số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu không đủ thanh toán toàn bộ các khoản chi phí để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí này.
4. Trường hợp số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu còn thừa sau khi thanh toán để xử lý lô phế liệu nhập khẩu vi phạm, trong thời hạn 05 ngày làm việc, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xử lý vi phạm về việc hoàn thành quá trình xử lý phế liệu, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ còn lại cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định trình tự, thủ tục và sử dụng số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm không thể tái xuất được.
Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- Số hiệu: 38/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/04/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 543 đến số 544
- Ngày hiệu lực: 15/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý chất thải
- Điều 5. Phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại
- Điều 6. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 7. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 8. Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 11. Cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 12. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại
- Điều 13. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại
- Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại
- Điều 15. Phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 17. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 18. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 19. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 20. Lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 21. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 23. Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 24. Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 25. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 26. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 29. Phân định, phân loại và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 30. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 31. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 32. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 33. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 36. Nguyên tắc chung về quản lý nước thải
- Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
- Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
- Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
- Điều 40. Quản lý nước và bùn thải sau xử lý nước thải
- Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
- Điều 42. Nguồn lực cho quản lý nước thải
- Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý nước thải
- Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải
- Điều 45. Đăng ký, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp
- Điều 46. Cấp phép xả thải khí thải công nghiệp
- Điều 47. Quan trắc khí thải công nghiệp tự động liên tục
- Điều 48. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp
- Điều 49. Quản lý chất thải từ hoạt động y tế
- Điều 50. Quản lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng
- Điều 51. Quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp
- Điều 52. Quản lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải
- Điều 53. Quản lý bùn nạo vét
- Điều 54. Quản lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại
- Điều 55. Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam
- Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
- Điều 57. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 58. Khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 59. Quy trình ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 60. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 61. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu