Chương 5 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
Điều 36. Nguyên tắc chung về quản lý nước thải
1. Nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc xả nước thải phải được quản lý kết hợp cả theo địa giới hành chính và theo lưu vực.
3. Tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải nộp phí, giá dịch vụ xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng nước thải.
a) Tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;
Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
1. Việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm thống nhất theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hoặc theo các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương.
2. Các nguồn nước thải xả vào nguồn tiếp nhận phải được điều tra, đánh giá thường xuyên.
3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý phù hợp với sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải theo quy định.
1. Hoạt động xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp phải được quan trắc định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật.
2. Các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát), phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
4. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả thải dưới 1.000 m3/ngày đêm (không bao gồm nước làm mát) và có nguy cơ tác hại đến môi trường lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động liên tục.
Điều 40. Quản lý nước và bùn thải sau xử lý nước thải
1. Nước thải sau xử lý phải được thu gom cho mục đích tái sử dụng hoặc xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
2. Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các quy định cụ thể cho từng mục đích sử dụng.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý như sau:
a) Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này;
b) Bùn thải không có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Chương IV Nghị định này.
Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
1. Sức chịu tải của môi trường nước phải được đánh giá theo từng thông số ô nhiễm, làm căn cứ để kiểm soát tải lượng của thông số ô nhiễm đó trong tất cả các nguồn xả nước thải trên lưu vực, dựa theo các tác động tiêu cực ở mức cao nhất.
2. Sức chịu tải được xem xét đánh giá dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng và khả năng tự làm sạch của môi trường tiếp nhận; quy mô và tính chất của các nguồn xả nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Hạn ngạch xả nước thải được xác định và phân bổ dựa trên sức chịu tải của môi trường nước tương ứng với giai đoạn của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải là một trong những căn cứ phục vụ lập hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư cho các dự án.
Điều 42. Nguồn lực cho quản lý nước thải
1. Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực quản lý nước thải theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nguồn thu từ dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt phải từng bước bù đắp chi phí dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
3. Các nguồn thu đối với nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) phải được sử dụng vào mục đích phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm do nước thải gây ra.
Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý nước thải
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
d) Quan trắc, kiểm soát chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận thuộc các lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia;
đ) Xây dựng quy trình điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nước thải trên các lưu vực sông; quản lý cơ sở dữ liệu nguồn nước thải tại các lưu vực sông liên tỉnh và vận hành cơ chế chia sẻ thông tin các nguồn nước thải trên lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia.
2. Trách nhiệm của các Bộ trưởng liên quan về quản lý nước thải của một số nguồn thải đặc thù được thực hiện theo quy định tại Chương VII của Nghị định này.
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải
1. Chỉ đạo, tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
2. Quan trắc, kiểm soát chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận và quản lý kết quả quan trắc nước thải tự động liên tục.
4. Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nước thải, quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận nội tỉnh; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên quan tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận có phạm vi liên tỉnh theo quy định.
5. Hàng năm báo cáo tình hình quản lý, xử lý nước thải cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi.
Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- Số hiệu: 38/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/04/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 543 đến số 544
- Ngày hiệu lực: 15/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý chất thải
- Điều 5. Phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại
- Điều 6. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 7. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 8. Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 11. Cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 12. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại
- Điều 13. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại
- Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại
- Điều 15. Phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 17. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 18. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 19. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 20. Lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 21. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 23. Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 24. Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 25. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 26. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 29. Phân định, phân loại và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 30. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 31. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 32. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 33. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 36. Nguyên tắc chung về quản lý nước thải
- Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
- Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
- Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
- Điều 40. Quản lý nước và bùn thải sau xử lý nước thải
- Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
- Điều 42. Nguồn lực cho quản lý nước thải
- Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý nước thải
- Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải
- Điều 45. Đăng ký, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp
- Điều 46. Cấp phép xả thải khí thải công nghiệp
- Điều 47. Quan trắc khí thải công nghiệp tự động liên tục
- Điều 48. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp
- Điều 49. Quản lý chất thải từ hoạt động y tế
- Điều 50. Quản lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng
- Điều 51. Quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp
- Điều 52. Quản lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải
- Điều 53. Quản lý bùn nạo vét
- Điều 54. Quản lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại
- Điều 55. Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam
- Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
- Điều 57. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 58. Khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 59. Quy trình ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 60. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 61. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu