Điều 12 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
Điều 12. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại
1. Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trên địa bàn hoạt động được ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tiếp nhận, vận chuyển, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại bằng các phương tiện, hệ thống, thiết bị được phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ chất thải nguy hại và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động mà không có khả năng xử lý. Trường hợp xử lý được hoàn toàn các chất thải nguy hại, chủ xử lý chất thải nguy hại không phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
3. Thực hiện đầy đủ các nội dung của hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận kèm theo Giấy phép. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, giám sát môi trường đối với chủ xử lý chất thải nguy hại.
4. Thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (bằng văn bản riêng hoặc tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ) trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 (sáu) tháng kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại.
5. Đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có nhu cầu liên kết để vận chuyển các chất thải nguy hại không có trong Giấy phép của mình cho chủ xử lý chất thải nguy hại khác có chức năng phù hợp để xử lý.
6. Áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý môi trường (TCVN ISO 14001) trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; hoặc 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động.
7. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định. Trường hợp chủ xử lý chất thải nguy hại đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì được tích hợp các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký cho cả việc quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường.
8. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động, nộp lại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động.
Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- Số hiệu: 38/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/04/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 543 đến số 544
- Ngày hiệu lực: 15/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý chất thải
- Điều 5. Phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại
- Điều 6. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 7. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 8. Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 11. Cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 12. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại
- Điều 13. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại
- Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại
- Điều 15. Phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 17. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 18. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 19. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 20. Lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 21. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 23. Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 24. Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 25. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 26. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 29. Phân định, phân loại và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 30. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 31. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 32. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 33. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 36. Nguyên tắc chung về quản lý nước thải
- Điều 37. Thu gom, xử lý nước thải
- Điều 38. Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
- Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
- Điều 40. Quản lý nước và bùn thải sau xử lý nước thải
- Điều 41. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải
- Điều 42. Nguồn lực cho quản lý nước thải
- Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ trưởng trong quản lý nước thải
- Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải
- Điều 45. Đăng ký, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp
- Điều 46. Cấp phép xả thải khí thải công nghiệp
- Điều 47. Quan trắc khí thải công nghiệp tự động liên tục
- Điều 48. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp
- Điều 49. Quản lý chất thải từ hoạt động y tế
- Điều 50. Quản lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng
- Điều 51. Quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp
- Điều 52. Quản lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải
- Điều 53. Quản lý bùn nạo vét
- Điều 54. Quản lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại
- Điều 55. Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam
- Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
- Điều 57. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 58. Khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 59. Quy trình ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 60. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
- Điều 61. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu